back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Adapalene là thuốc gì? Công dụng & liều dùng Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc adapalene là gì?

Adapalene được biết đến là thuốc trị mụn trứng cá. Nó làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và thúc đẩy mụn đang nổi lành nhanh hơn. Adapalene thuộc nhóm thuốc retinoids. Thuốc hoạt động bằng cách tác động đến sự tăng trưởng của các tế bào và giảm sưng viêm.

Bạn nên dùng thuốc adapalene như thế nào?

Rửa tay trước khi bôi thuốc. Nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị tổn thương với sữa rửa mặt không có chất xà phòng và lau khô nhẹ nhàng. Dùng ngón tay thoa thuốc thành lớp mỏng, thường mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng một miếng gạc hoặc tăm bông để thoa đều thuốc.

Thuốc này chỉ sử dụng trên da. Không dùng cho các niêm mạc bên trong môi hoặc vùng da bên trong mũi/miệng. Không dùng cho các vùng da bị thương, bỏng, cháy nắng, hoặc bị bệnh chàm da.

Tránh để thuốc này dính vào mắt . Nếu thuốc này dính vào mắt, rửa nhẹ nhàng với nhiều nước. Hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng kích ứng mắt nặng thêm. Rửa tay sau khi sử dụng thuốc để tránh vô tình làm dính vào mắt.

Trong vài tuần đầu tiên sử dụng adapalene, tình trạng mụn trứng cá của bạn có thể sẽ nặng hơn vì thuốc tác động lên mụn hình thành bên trong da. Có thể mất từ 8 đến 12 tuần để nhận thấy hiệu quả từ thuốc này.

Sử dụng thuốc trị mụn trứng cá thường xuyên để có được nhiều hiệu quả nhất. Để giúp bạn ghi nhớ, sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Không dùng một lượng lớn hơn hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn so với lượng được khuyến cáo. Tình trạng mụn sẽ không những không được cải thiện nhanh hơn, mà ngược lại làm tăng nguy cơ nổi mẩn đỏ, bong tróc và đau.

Thuốc này có nhiều dạng bào chế (ví dụ như gel, kem, dung dịch) khác nhau. Loại thuốc sử dụng tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào tình trạng da và khả năng đáp ứng với điều trị của bạn. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng mụn vẫn còn hoặc trầm trọng đi.

Bạn nên bảo quản thuốc adapalene như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc adapalene cho người lớn là gì?

Mụn trứng cá

Kem bôi adapalene 0,1%, gel 0,1%, gel 0,3%:

Bôi lên vùng da tổn thương mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ sau khi đã rửa vùng da bị mụn. Bôi một lớp mỏng, tránh để dính vào mắt, miệng, góc mũi, và màng nhầy.

Kem dưỡng da: Thoa một lớp mỏng kem dưỡng da cho toàn bộ khuôn mặt và các vùng da bị mụn khác mỗi ngày một lần, sau khi rửa nhẹ nhàng với sữa rửa mặt không có xà phòng. Bôi một lượng kem dưỡng da bằng hạt đậu (3-4 lần bơm thuốc) để phủ toàn bộ khuôn mặt. Tránh bôi vào vùng da quanh mắt, môi và màng nhầy.

Liều dùng adapalene cho trẻ em là gì?

Mụn trứng cá

Kem bôi adapalene 0,1%, gel 0,1%, gel 0,3%:

  • Trẻ ít hơn 11 tuổi : chưa có báo cáo về an toàn và hiệu quả.
  • Trẻ từ 12 đến 18 tuổi: bôi lên vùng da tổn thương mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ sau khi rửa mặt. Bôi một lớp mỏng, tránh dính vào mắt, miệng, góc mũi, và màng nhầy.

Adapalene có những dạng và hàm lượng nào?

Adapalene có những dạng và hàm lượng sau:

Gel, thoa ngoài da: 3 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc adapalene là gì?

Ngừng sử dụng thuốc trị mụn trứng cá này và đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Trong suốt quá trình 4 tuần đầu tiên sử dụng thuốc bôi adapalene, da của bạn có thể bị khô, đỏ, hoặc có vảy. Bạn cũng có thể cảm thấy nóng rát hay đau nhức. Gọi cho bác sĩ nếu những tác dụng phụ này trở nên nghiêm trọng.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như nóng, rát, ngứa, mẩn đỏ hoặc kích ứng.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Ngoài ra, có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Điều cần thận trọng

Những điều cần lưu ý trước khi dùng thuốc adapalene là gì?

Trước khi dùng adapalene, bạn nên:

  • Hãy cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với adapalene hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Hãy cho bác sĩ và dược sĩ biết những loại thuốc có kê toa và không kê toa, thuốc bổ, các chất dinh dưỡng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Hãy chắc chắn đề cập đến tất cả các sản phẩm chăm sóc da bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, chất dưỡng ẩm, và mỹ phẩm. Nhiều sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng da của bạn nếu bạn sử dụng chúng với adapalene. Điều này rất có khả năng xảy ra nếu bạn sử dụng các sản phẩm làm khô da, hoặc chứa cồn, tinh dầu chanh, lưu huỳnh, resorcinol, acid salicylic, hoặc alpha hydroxy acid. Nếu bạn đã sử dụng các sản phẩm này, bác sĩ có thể muốn chờ làn da của bạn trở lại bình thường trước khi bắt đầu sử dụng adapalene;
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang hay đã từng mắc bệnh eczema hoặc ung thư;
  • Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi sử dụng adapalene, hãy báo với bác sĩ;
  • Tránh tiếp xúc không cần thiết hoặc kéo dài với ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo, nên mặc quần áo che nắng, kính mát và kem chống nắng SPF 15 hoặc cao hơn, đặc biệt là nếu da của bạn dễ cháy nắng. Ngoài ra, tránh tiếp xúc kéo dài với khí lạnh hoặc gió. Adapalene có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hay thời tiết khắc nghiệt;
  • Không sử dụng sáp nóng để nhổ lông (wax lông) trong khi dùng adapalene.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.

Vẫn chưa biết được liệu thuốc bôi adapalene có đi vào sữa mẹ hoặc nếu nó có thể gây hại cho con của bạn khi bạn cho bé bú hay không. Không sử dụng thuốc bôi adapalene mà không nói với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Adapalene có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới adapalene không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến adapalene?

 Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Source link

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328