back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Amlodipine là thuốc gì? Công dụng & liều dùng Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Thuốc amlodipine thường được sử dụng chung hoặc riêng biệt với các loại thuốc khác để điều trị chứng tăng huyết áp. Việc làm giảm chứng cao huyết áp nhằm giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim, các bệnh về thận. Cơ chế hoạt động bằng cách làm giãn mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn.

Hoạt chất: Amlodipine

Nhóm thuốc: Chẹn kênh canxi

Tác dụng

Tác dụng của thuốc amlodipine là gì?

Thuốc amlodipine thường được sử dụng chung hoặc riêng biệt với các loại thuốc khác để điều trị chứng cao huyết áp.

Amlodipine cũng có thể được sử dụng để điều trị dự phòng các cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Amlodipine có những dạng và hàm lượng nào?

Viên nén với các mức liều amlodipine 5mg, 10mg, 2,5mg.

Viên nang cứng với các mức liều 5mg, 10mg.

Liều dùng thuốc amlodipine cho người lớn là gì?

Người lớn uống amlodipine 5-10mg, tùy theo khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Thông thường, điều trị với liều khởi đầu là 5mg/ngày, có thể tăng lên 10mg/ngày. Nếu sau 4 tuần điều trị mà không có hiệu quả thì có thể tăng liều.

Không cần điều chỉnh liều amlodipine khi phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid.

Liều dùng thuốc amlodipine cho trẻ em là gì?

Trẻ em trên 6 tuổi uống 2,5 – 5mg/ngày.

Cách dùng

Bạn nên uống thuốc amlodipine như thế nào?

Bạn có thể uống thuốc với thức ăn hoặc không, vào cùng một thời điểm trong ngày. Hãy đo huyết áp thường xuyên khi dùng thuốc.

Lưu ý rằng ở những liều đầu tiên hoặc khi mới tăng liều, cơn đau ngực có thể trầm trọng hơn. Nếu nó quá nghiêm trọng hoặc liên tục thì nên thông báo với bác sĩ.

Bên cạnh đó, amlodipine giúp giữ huyết áp không tăng cao, nhưng nó không chữa khỏi tăng huyết áp. Vì vậy, dù huyết áp của bạn đã ổn định nhưng không được tự ý ngưng dùng. Nếu muốn ngưng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn.

Làm gì khi quá liều?

Rất hiếm xảy ra trường hợp ngộ độc do quá liều amlodipine. Dùng 30mg thuốc cho trẻ dưới 18 tháng chỉ gây ngộ độc ở mức độ trung bình. Triệu chứng quá liều có thể gồm nhịp tim nhanh, đỏ hoặc nóng ở cánh tay hoặc chân, ngất xỉu.

Khi lỡ sử dụng quá liều mà có triệu chứng khác thường, bạn cần tới cơ sở y tế gần nhất hoặc thông báo với bác sĩ để được điều trị.

Thông thường, cách xử lý chung là theo dõi tim mạch bằng điện tâm đồ và điều trị triệu chứng trên tim mạch, cho uống than hoạt, điều chỉnh chất điện giải (nếu cần). Trong trường hợp có chậm nhịp tim và block tim có thể tiêm tĩnh mạch atropin 0.5 – 1.0mcg/kg/phút hoặc adrenalin 0.05 – 0.3 mcg/kg/phút hoặc dopamin 4 – 5 mcg/kg/phút.

Nếu bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn cần truyền dung dịch natri clorid 0.9%. Khi cần phải đặt máy tạo nhịp tim.

Trong trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng cần tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0.9%, adrenalin. Nếu không có tác dụng cần dùng isoprenalin kết hợp với amrinon và điều trị triệu chứng.

Phải làm gì nếu quên một liều amlodipine?

Khi quên một liều thuốc amlodipin, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần với thời điểm uống liều tiếp theo (quên trên 12h) thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng amlodipine?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc này là phù cổ chân từ nhẹ đến trung bình tùy thuộc vào liều dùng. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy có 3% người dùng liều amlodipine 5mg và 11% người dùng liều amlodipine 10mg hằng ngày gặp phải phản ứng này.

  • Các tác dụng phụ thường gặp khác là: đau đầu, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, đỏ bừng. Để giảm thiểu nguy cơ cảm thấy choáng váng và đau đầu nhẹ, bạn nên đứng lên hoặc ngồi dậy chậm rãi khi đang ngồi hoặc nằm.
  • Tác dụng phụ ít gặp: hạ huyết áp quá mức, tim đập nhanh, ngứa, đau ngực, đau cơ, đau khớp và rối loạn giấc ngủ.
  • Hiếm gặp hơn là: ngoại tâm thu, tăng sản lợi, nổi mày đay, tăng enzyme gan, tăng đường huyết, lú lẫn, hồng ban đa dạng.

Không phải ai cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Amlodipine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác không được đề cập trong tài liệu này. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ phản ứng khác thường nào trong suốt quá trình sử dụng thuốc này.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng amlodipine bạn nên biết những gì?

Thận trọng khi dùng cho người suy gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng với amlodipine và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy tim chưa được điều trị ổn định.
  • Suy tim mất bù, sốc tim, chít hẹp động mạch chủ.

Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề nào về gan và tim mạch cần thông báo với bác sĩ điều trị.

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú

Với phụ nữ mang thai, tác dụng hạ huyết áp của amlodipine sẽ làm giảm tưới máu đến bào thai, gây thiếu máu thai nhi. Thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy amlodipine và các thuốc chẹn canxi khác gây quái thai dạng dị tật xương, cần tránh dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là ở ba tháng đầu thai kỳ.

Vẫn chưa chắc chắn việc thuốc amlodipine có thể thẩm thấu vào sữa mẹ nếu uống thuốc hay không. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc ngưng cho con bú khi dùng thuốc hay đổi sang loại thuốc khác an toàn hơn.

Tương tác thuốc

Amlodipine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

  • Các thuốc gây mê làm tăng tác dụng hạ huyết áp của amlodipine, có thể khiến huyết áp giảm sâu hơn.
  • Khi dùng chung với lithi có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Thuốc NSAIDs, đặc biệt là indomethacin khiến amlodipin bị giảm tác dụng hạ huyết áp.
  • Các thuốc liên kết cao với protein huyết như coumarin, hydantoin… khi dùng cùng amlodipin cũng có thể bị thay đổi nồng độ thuốc tự do trong máu, vì thuốc amlodipin cũng là thuốc liên kết nhiều với protein.

Thuốc amlodipine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định, đặc biệt là nước ép bưởi làm tăng nồng độ amlodipin trong cơ thể, tăng nguy cơ tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc amlodipine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là những bệnh được đề cập trong mục Thận trọng/Cảnh báo

Bảo quản

Bạn nên bảo quản amlodipine như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Tránh xa tầm tay của trẻ em.

[embed-health-tool-bmi]

Source link

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328