Từ lâu, ai cũng biết cà chua là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy có rất nhiều cách chế biến, nhưng nếu sử dụng trái cà chua không đúng cách sẽ mang lại những ảnh hưởng không nhỏ cho cả nhà mình đấy Mẹ ơi!
Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu thêm về cách ăn cà chua sao cho đúng và liều lượng phù hợp để có thể mang lại lợi ích tốt nhất giúp cả nhà khỏe mạnh hơn nhé!
Ăn cà chua đúng cách sẽ giúp cả nhà khỏe mạnh – Ảnh: msn
Một ngày ăn bao nhiêu cà chua là đủ?
Tuy rằng trái cà chua có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu dành cho cơ thể, thế nhưng Mẹ vẫn phải cân bằng lượng vừa đủ cho cả nhà. Cụ thể:
- Đối với người lớn: chỉ nên dùng tối đa 200g – 300g cà chua chín/ngày (khoảng từ 2 – 3 quả).
- Đối với trẻ em: chỉ nên dùng khoảng 50g – 100g cà chua/ngày (0.5 – 1 quả).
Thời điểm tốt nhất để ăn cà chua là khi nào?
Các chuyên gia cho biết, việc ăn cà chua vào bữa tối hoặc đêm là thời điểm thích hợp nhất để ăn cà chua mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ăn cà chua vào buổi tối sẽ giúp cả nhà bỏ được các thói quen ăn uống không lành mạnh sau 7 giờ tối. Ngoài ra, tuyệt đối không ăn cà chua vào lúc bụng đói để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Nên ăn cà chua sống hay nấu chín?
Một số loại rau củ quả sẽ bị mất chất nếu nấu chín, thế nhưng cà chua khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ không hề làm mất đi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, mà còn làm tăng lượng Lycopene và các chất oxy hóa (chống ung thư) cao hơn nữa đấy Mẹ nhé!
Vì vậy Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung cho cả nhà cả món cà chua nấu chín lẫn cà chua sống qua các món canh hay salad đều tốt nè!
Cà chua dù nấu chín hay ăn sống cùng salad đều tốt cho sức khỏe – Món Nicoise salad
Không nên ăn cà chua trong những trường hợp nào?
Một số trường hợp có hại cho sức khỏe mà Mẹ cần lưu ý khi ăn cà chua:
1. Không nên ăn hạt cà chua
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hạt cà chua giống như hạt ổi, khi vào trong đường ruột sẽ không thể tiêu hóa được. Việc ăn quá nhiều hạt cà chua sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển thức ăn, gây ra ách tắc, trướng bụng, khó chịu thậm chí dẫn đến viêm ruột thừa. Đặc biệt, trẻ em ăn nhiều hạt cà chua sẽ hình thành chất camen gây táo bón, dễ biến chứng thành thắt ruột do giun không có lợi cho sức khoẻ.
2. Không ăn cà chua khi đói
Ăn cà chua vào những lúc đói, sẽ khiến chất pectin và nhựa phenolic (chứa trong cà chua) gây ra phản ứng với a-xít, gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Ngoài ra, thành phần vitamin C trong cà chua cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
Dinh dưỡng sẽ không bị mất đi nếu Mẹ nấu chín vừa tới – Món Cà chua nhồi đậu hũ
3. Không ăn cà chua nấu chín trong thời gian dài
Cà chua nấu chín ăn rất tốt, tuy nhiên nếu Mẹ nấu chín kĩ trong một thời gian dài sẽ làm mất đi dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi, có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe. Vì vậy Mẹ nhớ nấu cà chua chín vừa tới thôi nhé!
4. Không ăn cà chua xanh
Các chuyên gia giải thích rằng, cà chua còn xanh (chưa chín) có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” – chất này là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tiết nước bọt, mất sức, mệt mỏi, choáng váng và một số triệu chứng nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng. Lời khuyên cho các Mẹ là chỉ nên sử dụng những trái cà chua đã chín đỏ mọng, khi đó các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất.
Ăn cà chua chín đỏ sẽ mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả nhà – Món Cá đối kho cà chua
5. Không ăn quá nhiều cà chua
Trong thành phần dinh dưỡng của cà chua chứa nhiều chất có thể dẫn tới hiện tượng đau bụng, khó tiêu. Khi ăn quá nhiều cà chua khiến cơ thể không thể dung nạp và tiêu thụ hết hoàn toàn lượng thực phẩm, để lâu ngày sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
Mẹ nhớ ap dụng những thông tin này vào kinh nghiệm nấu ăn của Mẹ nhé! Chúc Mẹ sẽ biến hóa điêu luyện các món nấu với cà chua cho cả nhà nhé!
Nguồn: Tổng hợp