0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào giá từ 500.000đ trở lên! Ship hàng toàn quốc đồng giá 30K. Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

HOTLINE

0832.807.555 - 098.361.3328

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Ăn uống giúp trẻ tăng đề kháng chống nCoV

Tham khảo

Chọn lọc

Giảm giá!

Trà Dahatala Học Viện Quân Y hộp 20 gói

Giá gốc là: 60.000 ₫.Giá hiện tại là: 40.000 ₫.
Giảm giá!

Viên Giảm Cân Slimtosen Extra Học Viện Quân Y Bí Quyết Tỏa Sáng Của Bạn

Giá gốc là: 380.000 ₫.Giá hiện tại là: 155.000 ₫.
Giảm giá!

Nano Curcumin Hp - Học Viện Quân Y Tạm Biệt Bệnh Viêm Loét Dạ Dày

Giá gốc là: 270.000 ₫.Giá hiện tại là: 230.000 ₫.
Giảm giá!

Siro ăn ngon NAVIKID Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 135.000 ₫.Giá hiện tại là: 100.000 ₫.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, nhiều phụ huynh đưa trẻ tới khám dinh dưỡng đều rất quan tâm đến việc cho con ăn uống thế nào để tăng miễn dịch trong tình hình Covid-19 bùng phát.

Theo bác sĩ Hậu, điều tiên quyết trong phòng ngừa Covid-19 cho trẻ và cả gia đình là tránh tiếp xúc với nguồn lây, không đến nơi đông người và nơi ngành y tế đang khoanh vùng, giám sát, tuân thủ tốt 5K (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế).

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng đối với trẻ. Tùy theo lứa tuổi, phụ huynh có thể nấu những bữa ăn giàu năng lượng, đạm, dễ tiêu hóa và phù hợp sở thích của trẻ.

Bác sĩ Hậu phân tích, người lớn thường dễ nhầm lẫn số lượng và chất lượng. Nhiều phụ huynh ép trẻ ăn theo ý mình mà quên rằng mỗi bé sẽ có sự hấp thu, khẩu vị riêng.

“Đừng nhìn ‘con nhà hàng xóm’ để lập thực đơn cho con mình”, bác sĩ Hậu khuyến cáo.

Cho trẻ ăn đủ chất béo, đặc biệt là các chất béo không no Omega 3, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi, vận động và sinh hoạt điều độ.

“Hệ miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi cơ thể khỏe mạnh, tạo đầy đủ kháng thể chống bệnh”, bác sĩ Hậu nhấn mạnh.

Tăng cường thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng, nguồn gốc rõ ràng; tránh mua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Chế biến các loại thức ăn phải phù hợp với nhu cầu và phát triển của cơ thể. Ví dụ, trẻ chưa đủ răng hàm thì phải ăn các thức ăn mềm. Trẻ đủ răng hàm thì có thể ăn thức ăn gần với người lớn.

Bác sĩ Hậu lưu ý, trong khẩu phần ăn của trẻ nên cân đối đầy đủ bốn nhóm thực phẩm. Nhóm bột đường có trong sữa, đậu, khoai, bắp… là nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của trẻ.

Nhóm chất đạm có trong thịt, cá, trứng… giúp điều hòa cân bằng nước, hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể. Sữa mẹ là nguồn chất đạm dồi dào. Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều loại rau củ, trái cây để “tích trữ” nhóm thực phẩm này.

Nhiều phụ huynh dễ bỏ qua chất béo do lo ngại trẻ béo phì. Đây là thành phần chủ yếu của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Chất béo sẽ giúp các tế bào não phát triển, cấu tạo nên một số hormone như testosterone, cortisol… Chất béo còn hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E và K. Cha mẹ nên cân nhắc bổ sung ít hoặc vừa đủ chất béo cần thiết, tránh cho trẻ ăn quá nhiều, dễ dẫn đến nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch hoặc thoái hóa chức năng gan.

Bổ sung đầy đủ lượng nước và dịch qua thức ăn cho trẻ sẽ giúp hệ hô hấp hoạt động tốt cũng như việc thải độc của cơ thể được tốt hơn.

Với trẻ khỏe mạnh bình thường, nên chọn chế độ ăn theo khuyến cáo của lứa tuổi là đáp ứng được khoảng 95% nhu cầu. Một số ít bé có bệnh lý hoặc thể chất đặc biệt có thể gặp rối loạn tăng trưởng. Đối tượng trẻ này cần được khám chuyên khoa dinh dưỡng để tư vấn cụ thể, nhất là với các em đang điều trị bệnh mạn tính.

Với trẻ dưới ba tuổi, sữa mẹ là thực phẩm giúp bé có sức đề kháng tốt nhất nên hãy duy trì cho bú mẹ. Trong giai đoạn ăn dặm, phụ huynh nên đưa trẻ đến chuyên gia dinh dưỡng để có thể tầm soát và xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Trẻ từ 3-5 tuổi, cung cấp đủ lượng sữa, đường, muối, ngũ cốc, rau củ, dầu mỡ…; bổ sung 1,3 lít nước mỗi ngày.

Trẻ từ 6-11 tuổi là độ tuổi đi học, vui chơi, hoạt động rất nhiều. Ngoài thực đơn như trẻ 3-5 tuổi, cần tăng lượng thức ăn lên như ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến từ rau xanh, củ, trái cây, thịt, trứng, thủy hải sản, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa…

“Dù trẻ ở bất kỳ nhóm tuổi nào cũng nên chia các bữa ăn thành bữa chính và phụ trong ngày”, bác sĩ Hậu khuyến cáo. Cân đối bốn nhóm dinh dưỡng, cung cấp đạm động vật và đạm trứng sữa vì dễ hấp thu và có giá trị sinh học cao. Các chất béo không no như cá béo, quả bơ, ôliu, hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, hạt chia, hạt điều, đậu phộng… cũng là trợ thủ đắc lực cho hệ miễn dịch.

Trong giai đoạn trẻ bị ốm, hay ăn uống kém, có thể sử dụng thêm các loại sữa năng lượng cao hay thực phẩm bổ sung năng lượng và có vi chất đầy đủ để bồi dưỡng cơ thể.

Nguồn tham khảo

Bài mới nhất

Được quan tâm nhất

Giảm giá!

Nano Fucomin Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 265.000 ₫.Giá hiện tại là: 210.000 ₫.
Giảm giá!

Sâm Ngọc Linh đông trùng hạ thảo Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 275.000 ₫.Giá hiện tại là: 230.000 ₫.
Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.
Giảm giá!

Thanh Đường Gamosa Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 170.000 ₫.Giá hiện tại là: 135.000 ₫.