Có thể đâu đó bạn đã nghe thấy các cụm từ như Sàn thương mại điện tử B2B, Mô hình kinh doanh B2B, Sale B2B, Marketing B2B… và bạn thắc mắc vậy B2B là gì? Nó hoạt động như thế nào? B2B khác gì B2C?
Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
B2B là gì?
Theo Wiki: Mô hình B2B tức Doanh nghiệp với doanh nghiệp ( business-to-business) mô tả các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán buôn, hoặc giữa một người bán sỉ với người bán lẻ. Đối lập với hình thức Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và Doanh nghiệp với chính phủ (B2G). B2B branding (xây dựng thương hiệu B2B) là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị.
Khối lượng tổng thể của giao dịch B2B là cao hơn nhiều so với khối lượng giao dịch B2C. Lý do chính là trong một chuỗi cung ứng thông thường sẽ có nhiều giao dịch B2B liên quan đến tiểu thành phần nguyên liệu, và chỉ có một giao dịch B2C, đặc biệt là bán thành phẩm đến khách hàng cuối cùng. Ví dụ, một nhà sản xuất ô tô thực hiện một số giao dịch B2B chẳng hạn như mua lốp xe, kính chắn gió, và ống cao su cho xe của mình. Giao dịch cuối cùng, một chiếc xe thành phẩm bán cho người tiêu dùng, là một giao dịch đơn lẻ (B2C).
B2B cũng được sử dụng trong bối cảnh truyền thông và phối hợp làm việc. Nhiều doanh nghiệp hiện tại sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với người tiêu dùng (B2C), tuy nhiên, họ sử dụng các công cụ tương tự như trong kinh doanh để nhân viên có thể kết nối với nhau. Khi truyền thông diễn ra giữa các nhân viên, điều này có thể được gọi là ” B2B ” truyền thông.
Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng, với con số là từ 76,4% đến 84,4%.
Có thể nói B2B là hình thức kinh doanh khá quan trọng và đóng vai trò to lớn trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam, mô hình này vẫn còn đang phát triển và được đánh giá là hơi chậm so với sự phát triển của các doanh nghiệp B2B trên thế giới.
Mô hình B2B khác gì B2C?
Khác nhau về khách hàng
Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Tuy nhiên cần phải xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng. Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng.
Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. Ngoài ra, có 2 sự khác biệt lớn nữa:
Khác biệt về đàm phán, giao dịch:
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá.
Khác biệt về vấn đề tích hợp:
Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.
Các mô hình kinh doanh B2B thường gặp
Căn cứ theo bản chất và hình thức hoạt động, các doanh nghiệp B2B có thể được chia làm 4 mô hình chính rất thường gặp sau đây.
Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua
Loại hình này thường ít gặp hơn vì chủ yếu nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình đến với đối tác. Tuy nhiên ở nước ngoài, loại hình kinh doanh B2B mà bên mua làm chủ đạo vẫn hoạt động khá mạnh. Trong loại hình kinh doanh này, đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chủ đạo và nhập các nguồn hàng cũng như sản phẩm từ các bên thứ ba, thậm chí một số đơn vị còn có hẳn trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm.
Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán
Loại hình kinh doanh B2B này thì thường gặp hơn và đang rất phổ biến tại Việt Nam.Trong đó, một doanh nghiệp sở hữu một trang thương mại điện tử chính và cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất… hoặc người tiêu dùng. Thông thường mô hình này còn cung cấp sản phẩm với số lượng lớn.
Mô hình B2B dạng trung gian
Bạn có thể hình dung hai doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ mua bán với nhau qua một sàn giao dịch thương mại điện tử trung gian. Đây được xem là mô hình khá phổ biến và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ví dụ trong một số trang web được coi là sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam như Lazada, Zalora, Hotdeal, Cungmua… Trên các trang này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên quảng bá và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ xem và đặt hàng trực tiếp dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân thủ theo luật lệ của trang thương mại điện tử trung gian.
Loại hình thương mại hợp tác
Mô hình kinh doanh B2B dạng thương mại hợp tác cũng tương tự như mô hình B2B trung gian nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị hơn. Mô hình kinh doanh B2B dưới dạng mô hình thương mại hợp tác thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:
- Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges)
- Chợ trên mạng (net marketplaces)
- Chợ điện tử (e-marketplaces)
- Thị trường điện tử (e-markets)
- Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
- Cộng đồng thương mại (trading communities)
- Trung tâm trao đổi (exchange hubs)
Top 10 trang web thương mại điện tử B2B lớn nhất thế giới
Alibaba.com
Alibaba kinh doanh theo mô hình B2B, được xem là một trong những trang web B2B lớn nhất hiện nay. Alibaba cung cấp những dịch vụ tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu của bên bán và bên mua. Kho hàng tại Alibaba vô cùng phong phú với hơn 400.000 mặt hàng được phân loại trong 27 danh mục. Hiện có hơn 4 triệu doanh nghiệp trên 240 quốc gia đăng kí tài khoản trên Alibaba. Nhờ vào kinh doanh phát triển trong mô hình thương mại điện tử B2B, Alibaba được vinh dự nhận giải thưởng “Best of the Web:B2B” do tạp chí Forbes bình chọn.
EC21.com
EC21 là trang web thương mại điện tử theo mô hình B2B. Với giao diện khá đơn giản, mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp. EC21 là một thị trường B2B toàn cầu cho phép kết nối người mua với các nhà cung cấp, nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn, nhỏ trên toàn thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…
IndiaMart.com
IndiaMart.com là trang thương mại điện tử lớn thứ 2 trên thế giới sau Alibaba.com và lớn nhất tại Ấn Độ. IndiaMart hỗ trợ cả hai hình thức là B2B và B2C. Với sứ mệnh “to make doing business, easy” giao diện cũng như tính năng của IndiaMart rất dễ sử dụng. Hiện nay, IndiaMart là một cộng đồng hơn 300.000 nhà xuất nhập khẩu
Tradekey
Tradekey là một công ty toàn cầu được thành lập tại Trung Quốc vào năm 2006 có văn phòng tại nhiều nước ở nhiều nước. Nó tập trung chủ yếu vào các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Malaysia và Bangladesh.
Ecplaza.net
Thành lập vào năm 1996 tại Hàn Quốc. Ecplaza là trang web trang mại điện tử khác của Hàn Quốc được phát hành với 4 ngôn ngữ. Nó cung cấp người nhà cung ứng chất lượng cho các thành viên YES BEST.
KOMPASS.com
KOMPASS được thành lập năm 1997 tại Mỹ. Trang web có chứa danh bạ điện tử các công ty trên thế giới trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể tìm kiếm các công ty theo ngành hàng hoặc theo tên
công ty và khu vực thị trường. Ngoài ra, trang web cũng cung cấp các thông tin về các dự án mua hàng chính phủ trên thị trường châu Âu. Trang web có thể hiển thị bằng nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
Exportersindia.com
Thành lập năm 1997 tại Ấn Độ Exportersindia được công nhận vào năm 1997, cổng thông tin này được sở hữu và quản lý bởi weblink. In Pvt Ltd, một trong số những tên tuổi dẫn đầu trong việc thiết kế web và cung cấp những giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử. Được hỗ trợ bởi một kinh nghiệm bất khả chiến bại và khéo léo, weblink. In Pvt Ltd đã cung cấp cổng thông tin này tiếp xúc nhiều yêu cầu đến lĩnh vực kinh doanh toàn cầu.
ThomasNet.com
ThomasNet.com được thành lập năm 1996 tại Mỹ. ThomasNet là một thị trường B2B lớn nhất Bắc Mỹ, tập trung vào máy móc và các sản phẩm công nghiệp. Hầu hết 100% các nhà cung cấp đều ở Hoa Kỳ. Hiện nay Thomasnet có trên 500.000 nhà cung ứng, 6 triệu sản phẩm, 10 triệu bản vẽ công nghiệp và 120 dịch vụ công nghiệp
Taiwantrade.com
Được thành lập vào năm 2002, Taiwantrade là trang B2B chính thức của Đài Loan. Taiwantrade được tổ chức bởi Phòng ngoại thương Đài Loan, Bộ Kinh tế và được điều hành bởi Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan, tổ chức xúc tiến thương mại phi lợi nhuận lớn nhất của quốc gia
Made-in-china.com
Made-in-china.com được thành lập vào năm 1996, là một trong những cổng B2B trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc được vận hành bởi Focus Technology. Made-In-China.com là cung cấp các giải pháp thương mại dựa trên web dễ tiếp cận và cải tiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy thương mại của Trung Quốc trên toàn cầu. Đây là dịch vụ Toprank, bạn có thể làm cho thông tin sản phẩm của bạn được xếp hạng ngẫu nhiên trong top 10, bởi vì mỗi từ khóa chỉ bán top 10; Tất nhiên, sẽ được dựa trên nhu cầu của bạn, bạn có thể được cung cấp các cấp độ khác nhau đối với các gói dịch vụ cao hơn. Đặc biệt thư yêu cầu có hệ thống điều tra được nhắm mục tiêu . Chế độ thư một đối một : nghĩa là thư yêu cầu khách gửi cho bạn để xem sản phẩm sẽ không thể gửi chuyển tiếp cho người khác hay đối thủ cạnh tranh.
Google Trend – Tổng hợp xu hướng thịnh hành tại Việt Nam 2020
Internet – Những con số sẽ khiến bạn ngạc nhiên
Cách vào các trang web bị chặn đơn giản nhất