back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bạn đã biết các cách chữa đau khớp vai do viêm khớp chưa? • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Đau nhức khớp vai do viêm khớp có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như dùng thuốc, chườm lạnh, thay đổi thói quen sinh hoạt… (1, 2). Nếu dùng thuốc, bạn sẽ cần lưu ý thêm một số vấn đề để đảm bảo điều trị hiệu quả, an toàn (3).

Công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn gặp nhiều khó khăn bởi các cơn đau ở khớp vai? Bạn nghi ngờ nguồn gốc cơn đau là do viêm và đang tìm kiếm phương pháp khắc phục tình trạng này? Tuy có nhiều cách chữa đau khớp vai do viêm khớp nhưng trước hết, bạn sẽ cần xác định xem liệu viêm khớp có phải là nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai của mình hay không.

Liệu cơn đau khớp vai của bạn có phải do viêm khớp?

Viêm khớp gồm nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp (4, 5). Mặc dù mỗi loại có những triệu chứng đặc trưng riêng nhưng nhìn chung, hầu hết người bị viêm khớp đều có các biểu hiện sau (4, 5):

  • Đau nhức từ sâu trong khớp (4)
  • Cường độ đau tăng dần theo thời gian (6, 7)
  • Cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi nhưng sẽ tệ hơn nếu thời gian bất động vai kéo dài (2, 7).
  • Một số hoạt động cũng có thể khiến cơn đau trở nặng, chẳng hạn như động tác đưa tay lên cao hoặc với tay thắt dây an toàn (2, 7).
  • Cơn đau khớp đi kèm với tình trạng cứng khớp và sưng đỏ quanh khớp (4, 5)
  • Cảm thấy mềm khi chạm vào khớp bị viêm (4).
Ảnh: Shutterstock.com – 641135647

Như vậy, nếu cơn đau của bạn có những đặc điểm trên thì tình trạng viêm có khả năng cao là nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp vai. Tình trạng này kéo dài có thể gây gián đoạn giấc ngủ và cản trở công việc thường ngày, bao gồm những hoạt động đơn giản nhất như vệ sinh cá nhân, thay quần áo…(1, 6). Do đó, đâu là cách chữa đau khớp vai do viêm hiệu quả là mối bận tâm hàng đầu ở những người gặp phải vấn đề này.

Chữa đau khớp vai do viêm bằng cách dùng thuốc

Tương tự các trường hợp viêm khớp khác, sử dụng thuốc là một trong những lựa chọn điều trị ban đầu cho tình trạng đau nhức khớp vai do viêm (2)

Những loại thuốc trị đau khớp vai phổ biến bao gồm (5):

Cách chữa đau khớp vai với paracetamol

Paracetamol là một thuốc giảm đau và hạ sốt (8). Tuy nhiên, vì không có tác dụng giảm viêm nên thuốc chỉ dùng để chữa đau vai do viêm khớp dạng nhẹ (8). Loại thuốc trị đau khớp vai này thường dùng theo đường uống (8).

NSAIDs: lựa chọn hàng đầu trong kiểm soát đau khớp do viêm

Ảnh: Shutterstock.com – 1702140382

Khác với paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) có cả 2 tác dụng giảm đau và kháng viêm (9). Do đó, NSAIDs được xem là một trong những cách chữa đau và cứng khớp vai do viêm hiệu quả nhất hiện nay (9).

NSAIDs gồm nhiều loại thuốc, một số có thể dùng mà không cần kê đơn, số khác sẽ cần có chỉ định của bác sĩ (9). Thuốc NSAIDs dùng trong điều trị viêm khớp thường ở dạng uống hoặc kem bôi lên khớp (9).

Corticosteroid giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng

Nhóm thuốc corticosteroid hoạt động nhanh và có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh nên cũng thường dùng trong điều trị viêm khớp (5, 10). Corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp vào vùng khớp (trong trường hợp này là khớp vai) bị đau do viêm để giảm đau, giảm viêm, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên toàn bộ cơ thể (10).

Tuy cơn đau nhức ở khớp vai có thể nhanh chóng thuyên giảm nhờ dùng thuốc nhưng thực tế, cách chữa đau khớp vai này chính là con dao 2 lưỡi. Bởi vì, nếu dùng sai cách, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn (15).

Bạn cần lưu ý gì khi dùng các thuốc trị đau khớp vai trên?

Anh D. ngụ tại TP. HCM chia sẻ rằng bản thân đã phải chịu đựng những cơn đau vai do viêm nhiều năm qua. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của anh mà còn gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Gần đây, các cơn đau này xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Cảm thấy không thể tiếp tục kéo dài tình trạng này, anh D. đã đến hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau NSAIDs theo toa thuốc cũ.

Kể từ lúc sử dụng thuốc giảm đau, anh cảm nhận được cơn đau nhức từ sâu trong khớp vai có xu hướng thuyên giảm đáng kể nên quyết định tăng liều dùng thuốc, với hy vọng sớm quay lại cuộc sống tươi đẹp thường ngày. Tuy nhiên, sau một thời gian, anh D. nhận ra quyết định trước đó của mình là một sai lầm lớn. Bởi vì lúc này, anh đang phải chống chọi với các cơn đau không chỉ ở vai mà còn ở dạ dày.

Ảnh: Shutterstock.com – 1690343659

Với trường hợp của anh D., anh có thể đang gặp phải tác dụng phụ của NSAIDs do lạm dụng thuốc. Tuy là một lựa chọn tốt trong điều trị viêm khớp, nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid vẫn có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể, chẳng hạn như (9):

Các vấn đề về tiêu hóa

Về cơ bản, cơ chế hoạt động của thuốc NSAIDs liên quan đến việc ức chế 2 loại men là (11, 12):

  • Men COX-1: giúp bảo vệ sức khỏe của niêm mạc dạ dày
  • Men COX-2: liên quan đến tình trạng viêm gây đau

Các thuốc NSAIDs không chọn lọc không chỉ ức chế men COX-2 liên quan đến tình trạng viêm mà còn có thể ảnh hưởng đến men COX-1 (12). Do đó, dù có thể giúp giảm tình trạng đau do viêm, chúng cũng gây tác động đến cả niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như (12, 13):

  • Đau bụng
  • Ợ nóng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Nghiêm trọng hơn, loại thuốc giảm đau này còn có khả năng gây loét cũng như xuất huyết dạ dày và ruột ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị mà không có triệu chứng báo trước (13).

Vì vậy, bạn không được tự ý dùng thuốc mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê toa thuốc giảm đau phù hợp. Trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 để kiểm soát các cơn đau do viêm khớp gây nên (11, 12). Vì các thuốc này chỉ ức chế men COX-2 nên ít gây ảnh hưởng trên dạ dày hơn các NSAIDs không chọn lọc (11, 12).

Một số vấn đề tim mạch

Ngoài dạ dày, các thuốc NSAIDs (trừ aspirin) còn có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như (12):

  • Tăng huyết áp
  • Đau tim
  • Đột quỵ

Thực tế, việc gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn khi dùng thuốc chữa đau khớp vai do viêm trong thời gian dài, dùng sai cách hoặc quá liều không chỉ xảy ra ở nhóm thuốc NSAIDs mà còn ở cả paracetamol (tổn thương gan, dị ứng da…) và corticosteroid (tăng huyết áp, đục thủy tinh thể…) (14, 15). Do đó, để kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp do viêm một cách an toàn, bạn nên thông báo với bác sĩ ngay từ đầu nếu có vấn đề về tiêu hóa, tim mạch hoặc bất kỳ bệnh nền nào để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp, đồng thời dùng thuốc đúng chỉ định, không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc nhé (3, 9).

Bỏ túi một số cách đơn giản giúp chữa đau khớp vai do viêm

Ảnh: Shutterstock.com – 1516487522

Ngoài dùng thuốc, bạn có thể thực hiện một số cách khác chữa đau khớp vai do viêm dưới đây để giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị và tốc độ hồi phục của khớp vai:

  • Thay đổi cách cử động cánh tay để tránh tạo thêm áp lực cho phần khớp vai bị viêm (1, 2, 6).
  • Chườm lạnh lên vai 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 20 – 30 phút để giảm viêm và làm dịu cơn đau (6).
  • Hơi ấm từ phương pháp chườm nóng cũng có thể giúp vai thoải mái hơn (1, 6).
  • Chữa đau bằng các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp vai (1, 6).
  • Bổ sung các loại thực phẩm như cá béo, tỏi, quả mọng… vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp làm giảm các cơn đau khớp liên quan đến viêm (16).

Phẫu thuật có cần thiết trong trường hợp này không?

Bác sĩ sẽ đề xuất phương án phẫu thuật nếu việc dùng thuốc kết hợp với những cách chữa đau nhức khớp vai do viêm trên không mang lại hiệu quả (1, 6). Trong trường hợp này, bạn có thể cần làm:

  • Phẫu thuật thay khớp: loại bỏ phần khớp vai bị thương tổn do viêm và thay thế bằng khớp nhân tạo (1, 17).
  • Phẫu thuật nội soi khớp: giúp giảm đau, đồng thời cải thiện chức năng khớp vai thông qua quá trình “làm nhẵn” bề mặt khớp theo cách ít xâm lấn nhất (1, 6, 17).

Tình trạng đau nhức vai do viêm khớp có thể được chữa bằng nhiều cách khác nhau. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, qua đó sớm “đẩy lùi” cơn đau và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

PP-CEL-VNM-0479

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328