Bảng chỉ số đường huyết (hay bảng chỉ số tiểu đường) là một công cụ quen thuộc và hữu ích đối với bệnh nhân tiểu đường nhưng không phải ai cũng nắm rõ từng con số và hiểu ý nghĩa của chúng. Trong bài viết này, hãy cùng Bệnh lý tìm hiểu cụ thể hơn về bảng đo các chỉ số đường huyết và những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn nhé!
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết được tổng hợp lại dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ.
Ý nghĩa các chỉ số đường huyết trong bảng theo dõi chỉ số đường huyết
Trong bảng chỉ số đường huyết có các chỉ số cụ thể như HbA1C, chỉ số đường huyết lúc đói hay chỉ số đường huyết ngẫu nhiên,… Mỗi chỉ số này và mức giá trị sẽ có ý nghĩa riêng trong việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiền tiểu đường. Cụ thể như sau:
Chỉ số HbA1C
Một trong các kết quả xét nghiệm quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường được đề cập trong bảng đo đường huyết là HbA1C. Xét nghiệm đo HbA1C sẽ cung cấp cho bạn lượng đường máu trung bình trong 2-3 tháng qua.
HbA1C còn được gọi hemoglobin glycated, bởi đây là sản phẩm tạo thành khi đường gắn vào tế bào hồng cầu (hemoglobin). Nếu có càng nhiều glucose trong máu thì HbA1C càng cao. Do hồng cầu có đời sống trung bình là 120 ngày nên xét nghiệm HbA1C thực hiện mỗi 2-3 tháng một lần.
Chỉ số đường huyết lúc đói
Đường huyết lúc đói là chỉ số được đo sau khi bệnh nhân đã nhịn ăn ( không nạp calories) ít nhất 8 giờ, thường được đo vào buổi sáng sau khi bạn nhịn ăn qua đêm (trong 8-12 tiếng).
Nghiệm pháp dung nạp glucose
Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi uống 75g glucose. Khi làm nghiệm pháp glucose, bạn cần nhịn ăn qua đêm và lấy mẫu máu xét nghiệm để xác định đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn uống 75g glucose và kiểm tra lại đường huyết 2 giờ sau khi uống.
Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên
Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu bạn ngay tại làm điểm làm xét nghiệm, bạn không cần nhịn ăn trước và có thể kiểm tra bất cứ khi nào.
Cần làm gì sau khi có kết quả bảng chỉ số đường huyết?
Nếu kết quả cho thấy bạn bị tiền tiểu đường, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế về cách điều chỉnh lối sống giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường lên đến 58% (70% đối với người trên 60 tuổi).
Nếu kết quả chỉ số đường huyết cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường thì hãy trao đổi chi tiết với bác sĩ để có kế hoạch điều trị cụ thể.
Những yếu tố có thể tác động làm thay đổi chỉ số đường huyết
Đôi khi việc kiểm soát đường huyết và đạt được mức đường huyết mục tiêu rất khó khăn, so với bảng chỉ số đường huyết chuẩn, chỉ số đường huyết có thể thấp hoặc cao hơn bất ngờ so với mức dự đoán. Bởi có nhiều tác động có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, cụ thể như:
Thuốc và một số điều kiện sức khỏe đặc biệt
Thuốc hoặc một số tình trạng sức khoẻ có thể ảnh hưởng đến đường huyết như:
- Chu kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ đang mang thai có thể có mục tiêu mức đường huyết khác với thông thường.
- Liệt ruột (hay dạ dày) làm chậm tốc độ làm rỗng đường tiêu hoá, khiến lượng đường trong máu thay đổi khó dự đoán hơn.
- Dùng thuốc tiểu đường dạng uống hoặc insulin chưa đúng liều và/hoặc giờ quy định.
Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bản thân, họ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng
So với bảng chỉ số đường huyết chuẩn, thực phẩm, rượu và tình trạng căng thẳng tinh thần đều có thể tác động đến lượng đường trong máu. Ví dụ như tinh bột làm tăng lượng đường trong máu của bạn sau khi ăn.
Người tiền tiểu đường và tiểu đường nên có chế độ ăn kiêng khoa học, bạn có thể tham khảo tại đây.
Chế độ vận động
Các hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu của bạn có nguy cơ thấp hơn bình thường và mức đường huyết cũng có thể tăng đột biến sau một đợt tập luyện thể chất ngắn. Hãy tham khảo cách theo dõi và quản lý đường huyết khi tập thể dục cho người tiểu đường trước khi tập luyện.
Vị trí tiêm insulin
Vị trí bạn tiêm insulin có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu, hoặc tiêm vào vị trí sẹo, bầm, cứng cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu insulin vào máu. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách tiêm thuốc trong suốt quá trình điều trị.
Hi vọng thông tin về bảng chỉ số đường huyết nêu trên hỗ trợ bạn đối chiếu với chỉ số của mình dễ dàng hơn và từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho bản thân nhé!
[embed-health-tool-bmr]