Những cơn đau bụng bất chợt có thể khiến bạn buộc phải ngưng mọi hoạt động hoặc trì hoãn lịch trình vì những phiền phức có thể gặp phải. Liệu có cách hết đau bụng nào giúp xoa dịu cảm giác khó chịu mà bạn có thể thực hiện trước khi tìm đến bác sĩ?
Đau bụng là triệu chứng rất thường gặp, đa phần nguyên nhân không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như đau bụng do khó tiêu, táo bón, viêm dạ dày, viêm ruột do thức ăn hay do vi rút, vi khuẩn, hội chứng ruột kích thích, đau bụng mỗi khi tới kì kinh nguyệt… Những lúc này thì cơn đau bụng sẽ kéo đến làm phiền có thể khiến bạn phải dừng mọi sinh hoạt hàng ngày. Nếu triệu chứng đau thường hay xảy ra và bạn chưa thể đến bệnh viện kiểm tra ngay, hãy cùng áp dụng cách hết đau bụng nhanh nhất tại nhà không cần thuốc bằng những phương pháp sau.
1. Cách hết đau bụng: Chườm ấm
Làm cách nào để hết đau bụng hay cách giảm đau bụng là gì? Câu trả lời là bạn có thể chườm ấm.
Chườm ấm là một phương pháp dễ thực hiện, áp dụng trong hầu hết trường hợp, nhiệt độ ấm giúp thư giãn cơ bụng, điều hòa nhu động ruột. Bạn có thể chườm ấm để làm giảm cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích, đau bụng dưới mỗi khi tới kì kinh nguyệt. Để áp dụng cách trị đau bụng này, bạn nên mua túi chườm nóng hoặc đổ nước ấm vào chai thủy tinh rồi cuộn chai vào khăn/vải để chườm.
Dù áp dụng cách giảm đau bụng bằng kiểu chườm ấm nào, bạn cũng nên cẩn thận không để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.
Đau bụng thì nên làm gì nếu nguyên nhân là do táo bón hoặc không có sẵn túi chườm? Lúc này, tắm nước ấm pha muối Epsom cũng là một cách chữa đau bụng rất hiệu quả.
2. Cách hết đau bụng bằng baking soda
Bị đau bụng nên làm gì hay cách giảm đau bụng từng cơn là gì? Trường hợp này, bạn nếu chưa đi khám được ngay, có thể dùng baking soda (nếu có sẵn).
Baking soda chứa sodium bicarbonate là một chất có tính kiềm. Chất này giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể hòa tan 1g baking soda (hoặc 1/2 muỗng pha cà phê nhỏ) trong một cốc nước và uống.
Nếu bạn phải uống thuốc khác kèm theo thì hãy chờ ít nhất 2 tiếng trước hoặc sau khi uống thuốc mới dùng baking soda. Baking soda có thể tương tác với thuốc khác, làm chậm hoặc tăng tốc độ hấp thụ thuốc của cơ thể cũng như tăng tác dụng phụ của thuốc đấy.
3. Nâng đầu lên cao để hết đau bụng
Làm cách nào để hết đau bụng nếu đau là bị trào ngược dạ dày thực quản? Lời khuyên là bạn hãy nâng cao đầu khi nằm. Nguyên do là bởi tư thế nằm thẳng trên giường sẽ không tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản vì ở vị trí này, cổ họng và dạ dày ngang tầm nhau nên axit dạ dày có thể dễ dàng trào ngược và gây ợ nóng. Do đó, bạn không nên nằm ngay sau bữa ăn, mà chỉ nên nằm đầu cao khoảng 2 giờ sau ăn và tránh ăn khuya gần giờ đi ngủ.
Để thực hiện cách hết đau bụng này, bạn nên nằm sao cho phần trên của cơ thể cao hơn phần dưới. Bạn hãy kê gối cao khoảng 15 – 20 cm dưới đầu và vai khi ngủ để đầu luôn cao hơn phần còn lại của cơ thể nhé.
4. Cách chữa đau bụng: Ăn các món dễ tiêu hóa
Hay bị đau bụng nên làm gì cho đỡ đau? Lời khuyên là nếu bạn thường xuyên bị đau bụng và gặp các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, hãy thay đổi khẩu phần ăn nhẹ nhàng hơn, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no. Việc ăn những món dễ tiêu hóa như chuối, táo, rau xanh rất thích hợp trong cách trị đau bụng tại nhà không cần thuốc.
Cách hết đau bụng là bạn nên bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ vì chất này giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, từ đó ngừa táo bón. Nguồn chất xơ bạn có thể bổ sung là trái cây, rau xanh, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả mọng và đậu.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước trái cây, trà hay ăn canh. Việc uống nước lọc cũng là một cách đơn giản giúp xoa dịu hệ tiêu hóa đấy.
5. Cách hết đau bụng bằng probiotic và prebiotic
Làm sao để hết đau bụng, uống sữa chua bổ sung lợi khuẩn có giúp hết đau bụng không? Bạn có biết probiotic là lợi khuẩn trong ruột, rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Những vi khuẩn này lấy dưỡng chất từ prebiotic. Prebiotic là phần chất xơ trong thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được như vỏ trái cây hay củ quả. Vì thế, nếu thấy khó tiêu, đau bụng hay tiêu chảy, bạn hãy bổ sung cả hai chất trên để cải thiện hệ tiêu hóa.
Bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn cho dùng viên uống bổ sung probiotic hoặc ăn nhiều thực phẩm lên men như sữa chua. Nếu muốn bổ sung prebiotic, bạn hãy ăn nhiều rau củ quả.
6. Cách trị đau bụng bằng thảo dược
Nhiều người thường được mách nước là khi bị đau bụng thông thường hãy uống trà thảo dược. Vậy, đây có phải cách trị đau bụng hiệu quả, khi bị đau bụng nên uống trà gì? Theo các chuyên gia, một số loại trà thảo mộc rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp trị đau bụng rất tốt. Bạn có thể hãm trà bằng các loại thảo mộc sau:
Tiểu hồi, bạc hà, gừng và hoa cúc
Những loại thảo mộc này khá dễ tìm mà lại giúp xoa dịu cơn đau bụng rất tốt. Bạc hà có thể làm giảm chứng buồn nôn và giảm đau bụng do tiêu chảy. Tiểu hồi kích thích cơ thể tiết mật, trong khi đó, gừng kích thích sản sinh nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Hoa cúc có tác dụng giúp giảm nhẹ những cơn co thắt cơ bắp. Cả bốn loại thảo mộc này khi kết hợp cùng nhau sẽ là cách hết đau bụng khá hiệu quả.
Hoa cúc và gừng khô
Hoa cúc rất tốt cho sức khỏe và được cho là có tác dụng tương tự ibuprofen hoặc aspirin. Loại thảo mộc này giúp giảm tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và đau bụng. Gừng có khả năng giảm buồn nôn, tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng và giải phóng các enzyme tiêu hóa.
Một nghiên cứu trên 1.278 phụ nữ mang thai cho thấy gừng làm giảm chứng nôn và buồn nôn đáng kể. Bạn chỉ cần dùng gừng hãm trà trong 10 phút là đã có một đồ uống vừa thơm vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Việc nhâm nhi một ly trà nóng hay nhấm nháp một ít rau củ trong bữa ăn chính là những cách hết đau bụng tự nhiên mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Để ngăn ngừa những cơn đau trở lại, bạn nên chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa của mình bằng thói quen ăn uống điều độ, hợp vệ sinh cũng như giữ lối sống lành mạnh tránh căng thẳng và tìm đến bác sĩ ngay nếu tình trạng kéo dài hoặc triệu chứng đau bụng không giảm nhé.
[embed-health-tool-bmr]