Huyết áp cao thường được xem là bệnh người già. Vậy nhưng, bệnh nhân huyết áp cao ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân tình trạng chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh. Nếu không điều chỉnh, nạp quá nhiều axit uric có thể gây bệnh gút, hại thận, thậm chí suy thận. (Ảnh minh họa)Trường hợp bệnh của anh Li (Trung Quốc) là ví dụ về việc dinh dưỡng không cân đối làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Được biết, năm nay Li 32 tuổi, làm việc tại một công ty chuyên về internet. Mỗi ngày, Li đều nỗ lực làm việc nên sớm được đề bạt lên chức quản lý bộ phận. Ở vị trí mới, Li thường xuyên tiếp khách công ty. Những lúc này, anh sẽ chọn hải sản vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại thơm ngon rất hợp với các bữa tiệc. (Ảnh: Sohu)Ngoài việc uống rượu bia, ăn hải sản tiếp khách, Li còn thức khuya để làm việc. Thời gian gần đây, anh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, lưng đau nhức, ăn không ngon miệng. Nghĩ bản thân làm việc quá độ dẫn đến sức khỏe suy kiệt nên Li không bận tâm nhiều. (Ảnh: Medicaldaily)Hôm đó, anh đang họp thì đột nhiên đầu gối đau nhức đến mức không thể đứng vững. Nhìn Li co quắp ôm đầu gối, đồng nghiệp vội gọi cấp cứu, đưa anh đến viện gần nhất. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số axit uric của Li lên tới 960, một số tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp, gây suy giảm chức năng thận. Kết quả chẩn đoán cuối cùng là suy thận. (Ảnh: Sohu)Nghe bác sĩ thông báo, Li rất bàng hoàng. Anh không hiểu vì sao mình lại mắc bệnh đột ngột như vậy. Sau khi tìm hiểu chế độ ăn uống hàng ngày, bác sĩ cho rằng chỉ số axit uric liên quan đến 1 loại rau chứa purin bệnh nhân ăn hàng ngày. (Ảnh: Sohu)Được biết, Li thường hay ăn hải sản. Bên cạnh đó, anh còn đặc biệt ưa thích rau bina (rau chân vịt). Đáng lưu ý, loại rau này chứa lượng purin rất cao. Khi đi vào cơ thể, chúng được hấp thụ, tạo ra axit uric. Lượng lớn axit uric gây hại cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)Thực tế, rau bina rất giàu dinh dưỡng. Loại rau này chứa các thành phần như axit folic, vitamin A, B6, C, canxi, sắt và các chất chống oxy hóa… có lợi cho sức khỏe não bộ, xương khớp, thị giác. Tuy vậy, rau bina cũng chứa nhiều purin và oxalate. Người có tiền sử bệnh gút không nên sử dụng. (Ảnh: Pixabay)Ngoài rau bina, trang Sohu cũng liệt kê 2 loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều purin, dùng nhiều được ví như rắc muối vào thận. Một trong số đó là đậu nành. Nghiên cứu chỉ ra, đậu nành chứa nhiều đạm, amino acid, khoáng chất cần thiết. Giá đậu nành không quá cao nên nhiều người lựa chọn chúng làm thực phẩm bổ sung hàng ngày. (Ảnh: Pixabay)Vậy nhưng, đậu nành chứa nhiều nhân purin, cần ăn lượng thích hợp. Ăn số lượng lớn, thường xuyên sẽ khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, không tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Sohu)Rượu cũng chứa nhiều purin. Cùng với các hợp chất khác, rượu đi vào cơ thể rất hại thận. Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh gút, tốt nhất nên hạn chế tối đa lượng rượu uống vào. (Ảnh: Sohu) Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Huyết áp cao thường được xem là bệnh người già. Vậy nhưng, bệnh nhân huyết áp cao ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân tình trạng chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh. Nếu không điều chỉnh, nạp quá nhiều axit uric có thể gây bệnh gút, hại thận, thậm chí suy thận. (Ảnh minh họa)
Trường hợp bệnh của anh Li (Trung Quốc) là ví dụ về việc dinh dưỡng không cân đối làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Được biết, năm nay Li 32 tuổi, làm việc tại một công ty chuyên về internet. Mỗi ngày, Li đều nỗ lực làm việc nên sớm được đề bạt lên chức quản lý bộ phận. Ở vị trí mới, Li thường xuyên tiếp khách công ty. Những lúc này, anh sẽ chọn hải sản vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại thơm ngon rất hợp với các bữa tiệc. (Ảnh: Sohu)
Ngoài việc uống rượu bia, ăn hải sản tiếp khách, Li còn thức khuya để làm việc. Thời gian gần đây, anh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, lưng đau nhức, ăn không ngon miệng. Nghĩ bản thân làm việc quá độ dẫn đến sức khỏe suy kiệt nên Li không bận tâm nhiều. (Ảnh: Medicaldaily)
Hôm đó, anh đang họp thì đột nhiên đầu gối đau nhức đến mức không thể đứng vững. Nhìn Li co quắp ôm đầu gối, đồng nghiệp vội gọi cấp cứu, đưa anh đến viện gần nhất. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số axit uric của Li lên tới 960, một số tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp, gây suy giảm chức năng thận. Kết quả chẩn đoán cuối cùng là suy thận. (Ảnh: Sohu)
Nghe bác sĩ thông báo, Li rất bàng hoàng. Anh không hiểu vì sao mình lại mắc bệnh đột ngột như vậy. Sau khi tìm hiểu chế độ ăn uống hàng ngày, bác sĩ cho rằng chỉ số axit uric liên quan đến 1 loại rau chứa purin bệnh nhân ăn hàng ngày. (Ảnh: Sohu)
Được biết, Li thường hay ăn hải sản. Bên cạnh đó, anh còn đặc biệt ưa thích rau bina (rau chân vịt). Đáng lưu ý, loại rau này chứa lượng purin rất cao. Khi đi vào cơ thể, chúng được hấp thụ, tạo ra axit uric. Lượng lớn axit uric gây hại cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)
Thực tế, rau bina rất giàu dinh dưỡng. Loại rau này chứa các thành phần như axit folic, vitamin A, B6, C, canxi, sắt và các chất chống oxy hóa… có lợi cho sức khỏe não bộ, xương khớp, thị giác. Tuy vậy, rau bina cũng chứa nhiều purin và oxalate. Người có tiền sử bệnh gút không nên sử dụng. (Ảnh: Pixabay)
Ngoài rau bina, trang Sohu cũng liệt kê 2 loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều purin, dùng nhiều được ví như rắc muối vào thận. Một trong số đó là đậu nành. Nghiên cứu chỉ ra, đậu nành chứa nhiều đạm, amino acid, khoáng chất cần thiết. Giá đậu nành không quá cao nên nhiều người lựa chọn chúng làm thực phẩm bổ sung hàng ngày. (Ảnh: Pixabay)
Vậy nhưng, đậu nành chứa nhiều nhân purin, cần ăn lượng thích hợp. Ăn số lượng lớn, thường xuyên sẽ khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, không tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Sohu)
Rượu cũng chứa nhiều purin. Cùng với các hợp chất khác, rượu đi vào cơ thể rất hại thận. Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh gút, tốt nhất nên hạn chế tối đa lượng rượu uống vào. (Ảnh: Sohu)