back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì? Triệu chứng và điều trị • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bệnh bạch cầu cấp tính chia làm 2 dạng dựa trên loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng bao gồm: dòng tủy và dòng lympho. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy nhé!

Tìm hiểu chung

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (hay bệnh bạch cầu dạng tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu tủy) là bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương, mô xốp bên trong xương nơi tạo ra các tế bào máu.

Từ “cấp tính’ trong bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính biểu thị sự tiến triển nhanh chóng của bệnh. Còn “dòng tủy’ là vì nó ảnh hưởng đến một nhóm tế bào bạch cầu hạt hoặc bạch cầu đơn nhân trong tủy xương. Trong bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, tủy xương tạo ra quá nhiều bạch cầu đơn nhân hoặc bạch cầu hạt. Những tế bào này không được phát triển đầy đủ và không thể hoạt động bình thường.

Bệnh đôi khi có thể lan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể như gan, hạch bạch huyết, lá lách và hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống).

Bạn có thể quan tâm: Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng chung của giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể giống với các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm hoặc các bệnh thông thường khác.

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh này:

  • Da nhợt nhạt
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Khó thở, hụt hơi
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Chảy máu bất thường, bao gồm các vết bầm không rõ lí do, rong kinh, chảy máu răng, chảy máu cam
  • Vết đốm hay phát ban trên da
  • Cảm thấy không khỏe
  • Sốt cao và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Đau khớp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy xảy ra khi một tế bào tủy xương phát triển những thay đổi (đột biến) trong vật liệu di truyền hoặc ADN. Trong bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, các đột biến báo cho tế bào tủy xương tiếp tục phát triển và phân chia.

Khi điều này xảy ra, quá trình sản xuất tế bào máu trở nên mất kiểm soát. Tủy xương tạo ra các tế bào chưa trưởng thành phát triển thành các tế bào bạch cầu bạch cầu được gọi là nguyên bào tủy. Những tế bào bất thường này không thể hoạt động bình thường và chúng có thể tích tụ và lấn át các tế bào khỏe mạnh.

Không rõ nguyên nhân gây ra các đột biến ADN dẫn đến bệnh bạch cầu cấp dòng tùy, nhưng các bác sĩ đã xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Nam giới
  • Điều trị ung thư trước đó
  • Phơi nhiễm bức xạ
  • Phơi nhiễm hóa chất
  • Hút thuốc lá
  • Rối loạn máu, chẳng hạn như loạn sản tủy, xơ hóa tủy, bệnh đa hồng cầu nguyên phát hoặc bệnh tăng tiểu cầu
  • Rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?

Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tủy xương
  • Chọc dò thắt lưng (vòi cột sống)
  • Sinh thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể tiến triển nhanh chóng, vì vậy bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Vậy, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có chữa được không? Hóa trị là liệu pháp chính giúp chữa khỏi bệnh.

Điều trị bao gồm hai giai đoạn như sau:

  • Điều trị cảm ứng thuyên giảm. Mục đích của giai đoạn điều trị đầu tiên là tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu trong máu và tủy xương. Tuy nhiên, cảm ứng thuyên giảm thường không quét sạch tất cả các tế bào ung thư bạch cầu, vì vậy bạn cần điều trị thêm để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
  • Liệu pháp củng cố. Còn được gọi là liệu pháp sau thuyên giảm hoặc liệu pháp duy trì, giai đoạn điều trị này nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu còn sót lại. Nó được coi là rất quan trọng để giảm nguy cơ tái phát.

Các liệu pháp được sử dụng trong các giai đoạn này bao gồm:

  • Hóa trị. Hóa trị là hình thức chính của liệu pháp cảm ứng thuyên giảm, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng cho liệu pháp củng cố. Hóa trị sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể bạn.
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu. Các phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào những bất thường cụ thể có trong các tế bào ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm mục tiêu có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị liệu cho liệu pháp cảm ứng và liệu pháp củng cố.
  • Cấy ghép tủy xương. Ghép tủy xương, còn được gọi là ghép tế bào gốc, có thể được sử dụng để điều trị củng cố. Cấy ghép tủy xương giúp thiết lập lại các tế bào gốc khỏe mạnh bằng cách thay thế tủy xương không lành mạnh bằng các tế bào gốc không có bệnh bạch cầu sẽ tái tạo tủy xương khỏe mạnh.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Giữ đầu óc thư thái.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328