back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Còi xương là một bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở các bé.Bệnh còi xương khiến xương của bé trở nên mềm, yếu…dẫn tới biến dạng xương.

I.  Triệu chứng : Bao gồm các dấu hiệu sau :

1.  Xương mềm yếu, dễ gãy.

2.  Chậm lớn,chậm phát triển. Bé dễ bị thấp hơn mức trung bình.

3.  Răng phát triển chậm,men răng yếu,sâu răng.

4.  Biến dạng xương : Xương sọ mềm, chân cong,gù,cong vẹo cột sống,sọ có hình dạng bất thường,mắt cá,cổ tay và đầu gối to,xương ức nhô.

5.  Gây đau cho bé,bé không muốn đi lại hoặc dễ mệt.Nồng độ canxi trong máu thấp có thể kèm theo bàn tay ,bàn chân xoắn vặn vào nhau.

II.  Nguyên nhân trẻ bị còi xương

1.  Da không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời

2.  Thiếu Vitamin D , thiếu canxi trong chế độ ăn

3.  Chỉ uống sữa mẹ và không được bổ sung Vitamin D (Trường hợp mẹ bị thiếu vitamin D)

4.  Trẻ có bệnh lý ở ruột,gan,thận.

5.  Những bệnh lý làm ức chế sự tiêu hóa hay hấp thu chất béo (Là dung môi hòa tan Vitamin D).

III.  Yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương

1.  Bé sơ sinh có mẹ bị thiếu Vitamin D.

2.  Do các nguyên nhân từ tôn giáo,văn hóa…khiến trẻ thường được mặc che kín cơ thể.

3.  Do mắc bệnh,khuyết tật…khiến trẻ không thể ra khỏi nhà,bé ra ngoài luôn dùng kem chống nắng.

4.  Bé bẩm sinh có da sẫm màu.

5.  Chế độ ăn chay,không bơ ,không sữa.

Những trường hợp này các bậc cha ,mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sỹ để được chẩn đoánvà có biện pháp điều trị.

IV.  Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị còi xương

Còi xương không phải là một bệnh hiểm nghèo như ung thư…mà hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị kịp thời,đúng cách.Tuy nhiên rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hay các di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình gây mặc cảm cho trẻ khi trưởng thành.Cụ thể :

1.  Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó,có thể dẹt phía sau hoặc một bên.

2.  Thóp rộng,chậm liền,bờ thóp mềm, đầu to co bướu,răng mọc chậm,men răng xấu.

3.  Khi trẻ lớn hơn,còi xương làm biến đổi xương lồng ngực,có chuỗi hạt sườn,các xương chi xuất hiện vòng cổ tay,cổ chân.

4.  Các cơ nhẽo khiến trẻ chậm biết lẫy ,bò,ngồi ,đứng,đi.

5.  Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng : Biến dạng lồng ngực, ngực nhô ra phía trước như ức xương gà,gù vẹo cột sống,chân vòng kiềng…

6.  Còi xương khiến khung chậu bị hẹp lại gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái sau này.

7.  Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất,chiều cao của trẻ không đạt chuẩn,dậy thì muộn,trẻ chậm lớn,thấp bé,nhẹ cân,xanh xao,thiếu máu, hay bị viêm phổi tái đi tái lại.

8.  Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp,hệ thần kinh của trẻ do bộ xương chèn ép.

9.  Trường hợp còi xương nặng trẻ có thể bị tử vong do thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể,ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp.

Lưu ý : Còi xương là bệnh có thể phòng và điều trị khỏi hoàn toàn.Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ.Nhiều bà mẹ cho rằng chỉ có bé bị suy dinh dưỡng mới bị còi xương,những trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương do nhu cầu về canxi,vitamin D lớn mà cơ thể không đáp ứng đủ.

Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328