Trong thực tế, tất cả mọi ngưởi thường nghe từ “cảm cúm” và cho rằng đó là tình trạng sốt, ho, sổ mũi không có gì là nghiêm trọng. Thậm chí còn cho là cảm lạnh thông thường. Thật ra, cúm và cảm lạnh là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Trong thế kỷ XX đã có hàng chục triệu người trên thế giới tử vong trong 3 trận đại dịch cúm. Các mẹ nên cảnh giác khi con có các dấu hiệu sau đây: sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cơ, đau mình mẩy, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể kéo dài 7 – 8 ngày.
- Khi nào phải đưa trẻ đến bệnh viện
Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu sau ở trẻ:
- Khó thở, thở gấp.
- Da tái xanh.
- Không uống đủ nước.
- Ngủ li bì.
- Bứt rứt khó chịu, không muốn mẹ ôm.
- Sốt kèm theo phát ban.
- Các triệu chứng đã thuyên giảm nhưng đột ngột quay lại, sốt và ho nặng hơn.
2. Đối tượng có nguy cơ cao
Cúm thường xuyên xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, nhất là bé nhỏ hơn 2 tuổi. Những bé sinh non, mắc bệnh mãn tính, hen suyễn, tế bào máu hình liềm có nguy cơ bị cúm cao hơn trẻ bình thường và nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc.
- Điều trị
Để điều trị bệnh cúm, bác sỹ phải dùng các loại thuốc kháng sinh để khống chế các loại vi khuẩn gây bệnh bội nhiễm. Thuốc có hiệu quả cao nhất trong vòng 2 ngày sau khi mắc bệnh. Ngoài ra, bác sỹ có thể kê thêm thuốc giúp trẻ hạ sốt. Các bà mẹ tuyệt đối không cho con dùng thuốc nếu chưa được bác sỹ khám, tư vấn nhé.
3. Phòng bệnh – ngăn ngừa cúm lây lan
- Trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm vaccin cúm, vaccin này được tiêm nhắc lại mỗi năm để tránh mắc bệnh.
- Khi trong nhà có trẻ bị cúm, phải có biện pháp phòng lây lan, cụ thể:
- Không hôn bé (nhất là hôn môi).
- Cho bé ho vào khăn hoặc che miệng khi ho.
- Rửa tay sạch với xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn trước và sau khi chăm sóc bé.
- Vệ sinh đồ dùng của bé bằng dung dịch xà phòng nóng.
- Không cho bé dùng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, ly chén,kính mắt,… với người khác.
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người.
4. Dinh dưỡng cho trẻ mắc cúm
Khi bé bị cúm kèm sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy nguyên tắc đầu tiên mẹ chăm con bị cúm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con. Với bé đang bú mẹ thì mỗi ngày cần ít nhất 150ml cho mỗi cân nặng. Với bé không còn bú, hãy cho bé uống nhiều nước, ăn hoa quả hoặc uống nước hoa quả như nước chanh, cam, dừa, bưởi, uống sữa hoặc ăn sữa chua để cung cấp thêm vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều.
Thêm một lưu ý cho bé còn đang bú mẹ là trước khi cho con bú, mẹ nên cho bé uống nước, vì nếu cơ thể mất nước bé sẽ bỏ bú.
Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua.
Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị cúm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: