back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh cường giáp ngày càng tăng. Bệnh này thường dẫn đến các vấn đề tim mạch, gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Vì vậy, không ít người thắc mắc, liệu bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Và cần phải chữa căn bệnh này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau sẽ giúp giải đáp các thắc mắc xoay quanh bệnh cường giáp, đồng thời cũng giúp bạn tìm được phương pháp chữa bệnh cường giáp phù hợp.

Những đối tượng dễ mắc bệnh cường giáp

  • Độ tuổi: Bệnh cường giáp có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng thông thường, những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 dễ mắc phải căn bệnh này hơn cả.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh cường giáp ở phụ nữ cao hơn gấp 10 lần so với nam giới. 
  • Di truyền: Các bệnh về tuyến giáp nói chung và bệnh cường giáp nói riêng thường là do di truyền. Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh cường giáp thì khả năng có gốc di truyền càng lớn và nguy mắc bệnh của các thế hệ sau sẽ càng cao.
  • Dân tộc: Những người có nguồn gốc từ Nhật Bản dường như có nguy cơ mắc bệnh cường giáp cao hơn. Điều này có thể là do chế độ ăn nhiều cá biển (thực phẩm giàu i-ốt).
  • Những yếu tố khác: Nếu bạn có một chế độ ăn uống thiếu i-ốt, sau đó bắt đầu bổ sung i-ốt, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp.

Bệnh cường giáp có tự khỏi được không? 

Đa số bệnh nhân mắc bệnh cường giáp đều phải tham gia điều trị để ổn định tình trạng bệnh. Nghĩa là, thông thường, bệnh cường giáp sẽ không thể tự khỏi. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Có 3 phương pháp điều trị cường giáp cơ bản, bao gồm: 

Phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả yếu tố về độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Một số bệnh nhân cần phải áp dụng nhiều hơn một phương pháp để chữa bệnh. 

Giải đáp thắc mắc: Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

“Tin tốt là, trong hầu hết các trường hợp, bệnh cường giáp có thể được chữa khỏi” – bác sĩ Y khoa Valentine J. Burroughs, người đảm nhận vai trò Giám đốc Khoa Nội tiết, Tiểu đường và Chuyển hóa của Bệnh viện Highland Medical, P.C. tại Nyack, Hoa Kỳ, cho biết. Câu nói này đã cho câu hỏi “bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?’ một sự khẳng định rõ ràng – có! Mặc dù bệnh cường giáp không thể tự khỏi được, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu tuân thủ đúng và đủ quy trình điều trị. Chỉ khi bệnh nhân tiếp nhận việc điều trị đúng và đầy đủ, các vấn đề gây ra bởi bệnh cường giáp mới được cải thiện.

Chữa khỏi bệnh cường giáp mức độ nhẹ như thế nào?

Đối với các trường hợp bệnh nhân mới bắt đầu bị bệnh cường giáp hoặc bệnh đang ở mức độ nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp là một sự lựa chọn tuyệt vời. Vì đây là một dạng bệnh rối loạn tự miễn, nên cần một thời gian khá dài để đưa tuyến giáp về trạng thái hoạt động bình thường. Thông thường, sau khi điều trị bằng thuốc liên tục từ 1 đến 2 năm, tình trạng của bệnh nhân sẽ trở nên ổn định. Lúc này, nếu tuyến giáp không phát triển lớn hơn thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp là không cần thiết.

Bệnh cường giáp nặng có chữa khỏi được không?

Đối với một số trường hợp bệnh nặng hơn hoặc không thể chữa cường giáp bằng thuốc, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng phương pháp điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Đây là phương pháp điều trị cường giáp vĩnh viễn được khuyến cáo rộng rãi nhất. Hầu hết mọi người đều được chữa khỏi sau khi dùng một liều. I-ốt phóng xạ có khả năng phá hủy một phần tuyến giáp, nhưng không gây hại cho bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.

Trong một số trường hợp khác, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị cường giáp bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Mặc dù có thể chữa dứt điểm bệnh cường giáp, nhưng phẫu thuật không được sử dụng rộng rãi như các phương pháp điều trị khác cho bệnh này. Nguyên nhân là vì hai phương pháp được mô tả ở trên hoạt động khá hiệu quả trong đại đa số các trường hợp. 

Khuyến cáo trước khi chữa bệnh cường giáp mức độ nặng

Cần lưu ý rằng, việc loại bỏ hoặc phá hủy tuyến giáp sẽ gây ra một căn bệnh trái ngược hoàn toàn với bệnh cường giáp suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp). Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp (levothyroxine) trong suốt phần đời còn lại. Cơ thể bạn vẫn cần hormone tuyến giáp, chỉ là không ở mức cao như khi bị cường giáp. Mặc dù bạn sẽ cần phải dùng thuốc và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhưng đây là một dạng bệnh tuyến giáp có thể kiểm soát được.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “bệnh cường giáp có chữa khỏi được không” là hoàn toàn có thể  chữa khỏi được bạn nhé! Chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ, căn bệnh này sẽ không còn là một nỗi lo. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn cần phải duy trì việc thăm khám đều đặn mỗi 3 tháng một lần trong năm đầu tiên và một năm một lần trong những năm tiếp theo để theo dõi kỹ hoạt động của tuyến giáp.

Bệnh cường giáp có tái phát không?

Trên thực tế, người mắc bệnh cường giáp sau khi chữa khỏi thường được yêu cầu tái khám định kỳ để kiểm tra trạng thái hoạt động của tuyến giáp, đề phòng trường hợp bệnh tái phát. 

Thiếu sót chính của thuốc kháng giáp chính là cường giáp cơ bản thường tái phát sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Theo thống kê, khoảng 50% bệnh nhân chữa khỏi bệnh cường giáp bằng phương pháp dùng thuốc kháng giáp tái phát bệnh trong vòng 4 năm. Vì vậy, nhiều người bị cường giáp được khuyên nên xem xét một phương pháp điều trị ngăn chặn vĩnh viễn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

Mặc dù vậy, nếu lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ và người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Các hướng dẫn hiện hành khuyến nghị nên cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp (Total Thyroidectomy) thay vì cắt bỏ hầu hết tuyến giáp (Subtotal Thyroidectomy). Người cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có gần như 0% nguy cơ tái phát cường giáp sau khi phẫu thuật, trong khi phẫu thuật cắt bỏ hầu hết tuyến giáp lại có 8% nguy cơ cường giáp tồn tại hoặc tái phát sau 5 năm. Tuy nhiên, việc chữa dứt điểm tình trạng cường giáp bằng phương pháp cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, như đã đề cập ở trên, lại tạo ra căn bệnh suy giáp, khiến người bệnh phải dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.

Lời khuyên dành cho người mắc bệnh cường giáp

1. Đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị

Như đã đề cập ở trên, câu trả lời cho vấn đề “bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?’ là có thể! Tuy nhiên, bệnh cường giáp không thể tự khỏi nếu như không được điều trị. Vì thế, khi có các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Cần hiểu rằng, bệnh cường giáp có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể bạn hơn là những triệu chứng mà bạn có thể cảm nhận được. Vì vậy, ngay cả khi các triệu chứng không hoặc ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, bạn vẫn cần phải tiếp nhận việc điều trị. 

Ở một khía cạnh khác, đối với một số bệnh nhân (không quá 10%), cường giáp không bao giờ thuyên giảm. Nhóm đối tượng này được cho là bị cường giáp vĩnh viễn. Đây là một căn bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Vì vậy, đừng chủ quan và cũng đừng tự chữa khi bản thân có những triệu chứng của bệnh cường giáp. Các bác sĩ sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn trên con đường loại bỏ cường giáp.

2. Không tự ý bỏ ngang việc sử dụng thuốc

Một số bệnh nhân có thói quen tự ngưng thuốc khi nhận thấy các vấn đề do cường giáp gây ra đã thuyên giảm hoặc nhận được kết quả xét nghiệm cường giáp tốt. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm và cực kỳ nguy hiểm. Việc ngưng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ khiến cường giáp tái phát, thậm chí còn nặng hơn tình trạng bệnh ban đầu. Không những thế, điều này còn khiến cho quá trình điều trị bệnh kéo dài dai dẳng. Vì thế, lời khuyên dành cho các bệnh nhân cường giáp là hãy dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo toa của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để kịp thời theo dõi tiến triển của bệnh.

3. Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp

  • Không hút thuốc lá: Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ ngay vì điều này có hại đối với sức khỏe, nhất là với người bị bệnh cường giáp. Đặc biệt, thuốc lá còn gây ra các vấn đề trầm trọng hơn cho mắt – một bộ phận bị ảnh hưởng mạnh bởi bệnh cường giáp.
  • Chế độ ăn uống: Thông thường, các bác sĩ sẽ đề xuất cho bạn một chế độ ăn uống phù hợp (hạn chế hải sản và những thực phẩm, gia vị giàu i-ốt) để kết hợp cùng các phương pháp điều trị cường giáp, đẩy nhanh quá trình chữa khỏi bệnh. Hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về các thực phẩm chưa được gợi ý trong lúc khám bệnh.
  • Suy nghĩ tích cực: Hầu hết các bệnh nhân bị cường giáp đều có thể chữa khỏi bệnh nếu nghiêm túc tiếp nhận và thực hiện việc điều trị. Vì vậy, đừng quá lo lắng nếu bạn mắc phải căn bệnh này. Hãy suy nghĩ lạc quan, sống tích cực, chữa bệnh và chờ đón những dấu hiệu tiến triển tốt của bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi “bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?”, đồng thời cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh căn bệnh này.

[embed-health-tool-ovulation]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328