Bệnh đái tháo đường hay nó còn có tên gọi khác là bệnh tiểu đường, chúng là bệnh rối loạn về sự chuyển hóa đặc trưng cùng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng,…
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề nhiều biến chứng đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh,.… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Việc trang bị những hiểu biết về triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 190 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này đang tiếp tục tăng lên. Ước tính năm 2025 lên đến 330 triệu (gần 6% dân số toàn cầu).
Và nó đang có xu hướng phổ biến hơn với nhiều diễn biến khó lường, ngay cả với người trẻ. Tuy nhiên để nhận biết các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu còn chưa rõ ràng, nên nhiều người không biết bị bệnh.
Nếu bạn chưa biết gì về bệnh lý này, hãy tham khảo qua bài viết dưới đây để hiễu rõ hơn và tìm cách khắc phục chúng nhé!
Đầu tiên, ta nên tìm hiểu về bệnh đái tháo đường là gì?
Gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại đái tháo đường gồm:
⇔ Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
⇔ Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
⇔ Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô,…
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
Glucose huyết tương lúc đói:
- Fasting plasma glucose: FPG ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)
Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g:
- Oral glucose tolerance test: OGTT ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol):
- Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Biểu hiện của bệnh nhân:
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
– Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm 4 chẩn đoán ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
– Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.
Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
- 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
- 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Chẩn đoán tiền đái tháo đường:
Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
◊ Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
◊ Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L).
◊ Định lượng theo tiêu chuẩn: HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?
Các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu có thể bao gồm:
Thường xuyên đi tiểu:
∞ Khi lượng đường trong máu cao, thận của bạn sẽ đào thải lượng đường dư thừa trong máu ra ngoài, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
==> Một trong những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là đi tiểu thường xuyên (khoảng 4-7 lần trong 24 giờ).
Thèm uống nước liên tục:
∞ Trong khi thận làm việc thêm giờ và bạn đi tiểu thường xuyên hơn, các chất lỏng có giá trị sẽ được rút ra khỏi mô. Thường xuyên đi tiểu sẽ khiến cơ thể bị mất nước, do đó bạn cảm thấy khát nước và phải bù nước liên tục. Ở người bình thường, trung bình một ngày cần khoảng 2 lít nước, tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường có thể uống nhiều hơn 4 lít/ngày.
Gây cảm giác mệt mỏi:
∞ Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể bạn phải làm việc chăm chỉ để loại bỏ lượng đường dư thừa. Quá trình này không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn mà còn làm thay đổi cách cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Lượng đường máu quá cao có tác động gây mệt mỏi trong số các triệu chứng khác.
Mắt sẽ bị giảm thị lực nghiêm trọng:
∞ Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ của mắt, dẫn đến thủy tinh thể sưng lên. Khi lượng đường trong máu tăng và thấp hơn, thị lực của bạn có thể trở lại bình thường hoặc xấu đi, tương ứng.
==> Nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị lượng đường trong máu ổn định thì tình trạng này có thể điều trị khỏi.
Tăng cảm giác đói:
∞ Đây là một trong những triệu chứng nhận biết bạn bị tiểu đường giai đoạn đầu. Khi lượng máu cao, lúc này cơ thể bạn đang tích cực tìm cách loại bỏ nó. Do cơ thể thải ra quá nhiều đường glucose mà bạn nhận được từ thức ăn, nên có thể bị gia tăng cảm giác đói.
Sụt cân không rõ nguyên nhân:
∞ Với việc thải lượng glucose dư thừa, bạn đang mất đi nguồn năng lượng lớn nhất và khi cơ thể không thể sử dụng glucose để làm năng lượng, nó sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và phá hủy protein trong cơ bắp, gây giảm cân một cách nhanh chóng.
Vết cắt và vết thương chậm lành:
∞ Mạch máu bị tổn thương khiến tuần hoàn máu suy yếu. Do đó, máu đến vùng bị ảnh hưởng sẽ khó hơn và các vết cắt hoặc vết thương nhỏ sẽ khó lành, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành.
∞ Quá trình chữa lành chậm này làm cho các vết cắt và vết thương chưa lành dễ bị nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ phải cắt cụt chi.
Dễ ngứa hoặc tê bì ở bàn tay hoặc bàn chân:
∞ Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến các dây thần kinh. Tổn thương này bắt đầu bằng cảm giác đau nhức hoặc tê và có thể trở nên trầm trọng hơn thành đau hoặc bệnh thần kinh theo thời gian.
Da khác với màu bình thường:
∞ Đề kháng insulin có thể khiến da phát triển bệnh viêm da dị ứng (acanthosis nigricans), thường xuất hiện ở các nếp nhăn ở cổ, nách hoặc bẹn. Vùng da sạm đen này có thể nổi lên và có kết cấu mịn như nhung.
Nhiễm trùng nấm men:
∞ Lượng đường trong máu và lượng đường dư thừa trong nước tiểu tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm men phát triển. Nấm men có thể ăn đường thừa ở các vùng sinh dục, cũng như miệng hoặc nách. Duy trì lượng đường trong máu giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men.
Biến chứng nguy hiểm thế nào khi mắc bệnh đái tháo đường?
Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới
+ Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
+ Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường .
+ Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận .
Hệ tim mạch có bị nguy hiểm không khi vướng phải bệnh đái tháo đường?
– Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.
- Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường.
- Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Ở thận sẽ gặp biến chứng gì nếu mắc phải bệnh?
– Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh:
– Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân.
– Là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác.
- Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi.
- Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường.
– Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể được cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi nhóm đa lĩnh vực.
Còn mắt sẽ có các biểu hiện như thế nào?
– Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc.
==> Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.
Bệnh đái tháo đường sẽ được kiểm soát nếu như:
Cần tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng có nguy cơ :
Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Ít vận động thể lực.
- Gia đ́nh có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
- Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).
- Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
- Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang và trong thai kỳ.
- HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen,…).
- Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
- Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.
Cách phòng ngừa các biến chứng xảy ra:
Để phòng ngừa biến chứng do bệnh “Đái tháo đường”, người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và các rối loạn khác kèm theo. Ba vấn đề người bệnh phải tuân thủ: dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc đúng chỉ định.
Dinh dưỡng:
- Tránh những thức ăn có đường, có cồn.
- Hạn chế glucid. Thức ăn có chứa nhiều glucid: gạo, tinh bột, ngũ cốc, trái cây ngọt…Nên chọn thức ăn có chỉ số tải đường huyết thấp.
- Hạn chế acid béo bão hòa, chuyển sang acid béo không bão hòa như dầu cá, dầu Olive.
- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, nhất là bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp.
Vận động:
- Nên bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp…
- Trẻ em : 60 phút/ngày.
- Người trưởng thành: 150 phút/tuần, tối thiểu 3 ngày/tuần. Hoặc các bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.
- Kiểm soát chỉ số BMI từ 18-25.
Trong đó việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.
Thuốc uống:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý uống hoặc uống theo chỉ dẫn của những người xung quanh sẽ dẫn đến một số tình trạng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hơn.
Và các biện pháp khắc khác, chẳng hạn như:
Duy trì cân nặng hợp lý:
- Cân nặng cơ thể là vấn đề rất cần được quan tâm đối với người bệnh mắc ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ type 2. Các chuyên gia khuyên rằng bằng cách này hay cách khác phải tiêu bớt chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.
Bỏ thuốc lá:
- Người mắc bệnh thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.
- Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn khiến đàn ông bị “bất lực”. Khi hút thuốc, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng, kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng.
Top 5 cách chữa tiểu đường không dùng thuốc mà vẫn hiệu quả
Sau khi phát hiện tiểu đường, không phải ai cũng bắt đầu sử dụng thuốc điều trị sớm. Nếu biết thực hiện các cách chữa tiểu đường không dùng thuốc, bạn sẽ giảm tiểu đường và giảm sự lệ thuộc vào thuốc ở người mắc bệnh lâu năm.
Các cách chữa tiểu đường không dùng thuốc giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả đối với người mới mắc chưa cần dùng thuốc và bổ trợ tối ưu hiệu quả ở người đang dùng thuốc. Bạn hãy cùng GICUNGCO tìm hiểu 5 cách chữa tiểu đường không dùng thuốc giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Việc đầu tiên là nên thư giãn tinh thần
⇔ Rất ít người biết tầm quan trọng của việc thư giãn và ngủ đúng giờ giấc trong quá trình điều trị tiểu đường. Sự căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và epinephrine gây tăng đường huyết. Do đó, bạn hãy thư giãn bằng một số cách như: đọc sách, tập yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, nghe nhạc nhẹ, trò chuyện với người thân,.…
Từ bỏ các thói quen xấu để chữa tiểu đường
⇔ Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi mà còn khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát. Nicotine từ thuốc lá đi vào cơ thể sẽ làm chậm hấp thu insulin và tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể. Bên cạnh đó, lượng cồn cao trong bia, rượu có thể gây biến chứng hoặc hạ đường huyết trầm trọng.
==> Nếu bạn muốn theo đuổi cách trị tiểu đường tại nhà, bạn nên bỏ thuốc lá và nói không với rượu, bia nhé.
Tập thể dục thường xuyên cũng là việc nên làm
⇔ Bạn chỉ cần duy trì tất cả các môn thể dục yêu thích như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh… mỗi buổi tối thiểu 30 – 45 phút và 5 buổi/tuần.
⇔ Các chuyên gia cho biết tập thể dục là cách giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, kiểm soát mỡ máu, huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, ở bệnh nhân tiểu đường mắc kèm bệnh tim mạch, thói quen đi bộ sẽ giúp làm giảm tình trạng đau thắt ngực và phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả.
⇔ Trong trường hợp mắc biến chứng thần kinh, bệnh lý bàn chân hoặc bệnh xương khớp chân, bạn hạn chế các động tác đứng hoặc đi lại quá nhiều như đi bộ, leo cầu thang… Khi đó, bạn nên chọn đạp xe đạp trên không, bơi lội hoặc các bài tập vùng thân trên.
Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý để trị bệnh tiểu đường tận gốc
⇔ Đa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều gặp phải tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, tăng khả năng đột quỵ, nhồi máu cơ tim… thậm chí có thể tử vong. Do đó, trong các cách chữa tiểu đường không dùng thuốc không thể thiếu mục tiêu giảm cân. Điều này sẽ giúp tăng cường độ nhạy của cơ thể với insulin và giảm thiểu rủi ro tim mạch.
⇔ Người bệnh cần lưu ý giảm cân an toàn bằng cách thực hiện chế độ ăn ít đường, mỡ và tập thể dục. Bạn không nên giảm cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học:
⇔ Trong cách chữa tiểu được tại nhà, việc phối hợp thực phẩm sai hoặc ăn không đúng cách có thể dẫn đến kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều người tiểu đường mặc dù rất kiên trì dùng thuốc nhưng mức đường huyết vẫn cao bởi họ chưa có một chế độ ăn đúng cách.
Thực đơn mẫu bạn có thể tham khảo như sau:
- 1/2 là trái cây tươi ít ngọt (bưởi, trái cây họ cam quýt) và rau củ quả nhiều chất xơ (bông cải xanh, cà rốt, rau diếp cá)
- 1/4 là ngũ cốc nguyên vỏ (gạo lứt, vừng, các loại đậu)
- 1/4 còn lại là thịt nạc và chất béo có lợi (nguồn gốc từ cá và thực vật như dầu cá hồi, dầu đậu nành, dầu gạo…)
Bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn rau xanh và uống nước canh trước để giúp làm chậm quá trình hấp thu đường. Bạn lưu ý là nên hạn chế ăn sau 8 giờ tối, không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn tinh bột vì sẽ khiến đường huyết tăng nhanh hơn.
Chữa bệnh đái tháo đường bằng thuốc dân gian có hiệu quả thực sự không?
1. Chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu
Còn theo y học hiện đại, trong 100g dưa hấu có chứa 95,5% nước, 2,5% gluxit, 1,2% protit, 0,5% xenluloza và nhiều vitamin cùng muối khoáng… Đặc biệt, trong dưa hấu còn chứa nhiều acid folic tham gia vào quá trình tạo máu rất tốt cho người tiểu đường.
Cách chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu:
Cách 1:
- Lấy 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh rửa sạch để ráo nước.
- Sắc với nước uống, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy lượng đường huyết trong máu cải thiện đáng kể.
Cách 2:
- Lấy 60g vỏ dưa hấu, 10g ô mai, 12g thiên hoa phấn, 15g câu kỷ tử rửa sạch, để ráo.
- Sắc với nước trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp.
- Uống trong ngày, kiên trì thực hiện để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Chữa tiểu đường bằng mướp đắng hay còn gọi là khổ qua:
Mướp đắng hay khổ qua từ lâu đã là bài thuốc dân gian chữa tiểu đường được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Được sử dụng để chữa mụn nhọt, trị bệnh ngoài da, chống ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có chứa nhiều thành phần có công dụng diệt khuẩn, diệt virus, chống lại tế bào ung thư. Do đó thường được sử dụng cho bệnh nhân đang chữa ung thư bằng tia xạ. Không chỉ vậy, mướp đắng còn chứa thành phần giống insulin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.
Cách chữa tiểu đường bằng bài thuốc từ mướp đắng:
Cách 1:
- Chuẩn bị 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả dưa chuột, vài cọng rau cần, ½ quả mướp đắng.
- Đem tất cả rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ như hạt lựu rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhỏ, lọc lấy nước.
- Uống 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng chiều, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.
Cách 2:
- Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước.
- Có thể thêm 1 ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh (với trường hợp không đau dạ dày) cho dễ uống.
- Sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn để thấy hiệu quả.
- Có thể thay thế bằng cách dùng mướp đắng làm các món ăn như khổ qua nhồi thịt, xào thịt, xào trứng, nấu canh…
3. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng tỏi
Chúng có tác dụng như một chất kháng sinh giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, phòng và điều trị tiểu đường. Sử dụng tỏi có thể giúp tăng cường phải phóng insulin tự do trong máu, hỗ trợ chuyển hóa glucose trong giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.
Cách chữa tiểu đường bằng tỏi:
- Chuẩn bị 40g tỏi khô, 100ml rượu nếp 50 độ
- Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh sạch
- Đổ rượu nếp đã chuẩn bị vào lọ, ngâm đến khi tỏi chuyển từ màu trắng thành vàng thì lấy dùng.
- Để tỏi ngấm đều vào rượu, trong lúc ngâm thỉnh thoảng nên lắc nhẹ lọ.Cách sử dụng:
- Mỗi ngày sử dụng 1 thìa cà phê rượu tỏi
- Dùng 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối, không nên uống nhiều vì dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
4. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá Sa kê
Lá Sa Kê có 25% là carbohydrate, 70% là nước, được sử để ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, trong lá sa kê có chứa quercetin, campherol được dùng như trà có tác dụng hạ huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường, trị u kháng viêm, tiêu viêm, lợi tiểu.
Cách chữa tiểu đường bằng lá sa kê:
Cách 1:
- Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây, 100g đậu bắp, 20g búp ổi tươi.
- Lấy 3 nguyên liệu trên sắc trong nồi hoặc ấm đất với 2 lít nước, thấy còn 500ml là được
- Chia làm nhiều lần uống trong ngày thay nước.
Cách 2: (Được áp dụng cho trường hợp tiểu đường đi kèm với tăng huyết áp)
- Lấy 2 lá sa kê vàng vừa rụng, 50g lá ngót tươi, 20g chè xanh rửa sạch
- Sắc lấy nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý: Không dùng lá sa kê tươi trên cành vì không có tác dụng, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn giàu tinh bột để thấy hiệu quả.
5. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng hạt quả vải
Có tác dụng tán hàn, chữa đau răng, đau tinh hoàn, tiêu chảy và rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Hạt vải cũng là một bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tuýp 2 được nhiều người áp dụng.
Cách chữa tiểu đường bằng hạt vải:
Cách 1: Hạt phơi khô và đem đi nấu thành cao
- Hạt vải phơi khô, rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Sắc với nước để uống, thấy cô lại thành cao thì chế viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 0,3g.
- Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên, chia làm 3 lần uống.
- Sử dụng liên tục 3 tháng để kiểm soát đường huyết và cải thiện hiệu quả hơn nhé.
Cách 2: Phơi khô và đem đi sấy để sử dụng được lâu dài
- Hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, lấy 10g bột pha với nước uống, sử dụng 3 lần/ngày.
- Có tác dụng giảm lượng đường huyết trong máu, phù hợp cho người mắc tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.
6. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng rau muống râu ngô
Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhẹ, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu lợi niệu chỉ huyết. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị ngộ độc thức ăn, thông tiểu tiện, chữa chảy máu cam, tiểu ra máu, xuất huyết dạ dày. Trong khi đó, râu ngô có tác dụng giảm đường trong máu, cung cấp vitamin C, tăng cường tiêu hóa, kiểm soát chảy máu, giảm đau đầu…
Cách chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô:
- Lấy 60g cọng rau muống, 30g râu ngô rửa sạch.
- Sắc với nước uống trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp
- Uống hết trong ngày, sử dụng liên tục để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Với rau muống, nên rửa từng cọng, ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút sau đó vớt ra rửa lại để đảm bảo vệ sinh.
7. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng lá xoài
Không chỉ vậy, lá xoài còn chứa chất tanin giúp cầm tiêu chảy, chất mangiferin giúp làm bền thành mạch máu, chất anthxyanhdin giúp hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.
Nếu theo nghiên cứu khoa học, lá xoài có chỉ số đường huyết rất thấp, có chứa các thành phần có tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, lá xoài còn giàu vitamin B, C, A và có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa flavonoid và phenol. Do đó, sử dụng lá xoài hoàn toàn không làm tăng lượng đường trong máu.
Cách chữa tiểu đường bằng lá xoài:
- Lấy 2 -3 lá xoài non rửa sạch với nước muối, thái nhỏ thành sợi.
- Cho vào cốc rồi đổ nước sôi ngâm qua đêm cho ra nước.
- Lấy phần nước, bỏ bã, uống hết sau khi thức dậy.
- Sử dụng đều đặn 1 lần/ngày, sau 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu tích cực.
Lưu ý: Nên uống nước lá xoài và thuốc điều trị cách nhau từ 2 – 3 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
8. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng dây thìa canh
Theo nghiên cứu khoa học, dây thìa canh có chứa hoạt chất acid gymnemic, có khả năng kích thích tăng tiết dịch và hoạt lực của insulin giúp cân bằng đường huyết một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn hỗ trợ điều trị tim mạch, mỡ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp, chống đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, hoa mắt.
Cách chữa tiểu đường bằng dây thìa canh:
Cách 1:
- Lấy 100g thì canh khô, sắc với 2 lít nước, thấy vơi đi còn nửa lít thì tắt bếp.
- Chia làm 3 lần, uống trong ngày, trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để ổn định đường huyết.
Cách 2:
- Lấy 15g lá dây thìa canh, 15g lá ổi sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì hạ nhỏ lửa đun trong 5 phút rồi tắt bếp.
- Chờ nguội thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Uống mỗi ngày cho có kết quả tốt nhất.
9. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng ổi
Quả ổi vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng cố tràng, thu liễm. Theo các nghiên cứu của Nhật Bản ổi có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có tác dụng là giảm chỉ số cholesterol, hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu đường và ổn định đường huyết. Dịch chiết từ lá ổi và quả ổi có tác dụng giảm đường huyết, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.
Cách chữa tiểu đường bằng ổi:
Cách 1:
- Lấy 100g lá ổi non rửa sạch với nước muối, nấu với 2 lít nước.
- Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp, dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày.
Cách 2:
- Lấy 30g râu ngô, 20g lá ổi non, 15g bạch quả rửa thật sạch, nấu cùng 2,5 lít nước.
- Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Để nguội, uống thay nước lọc mỗi ngày.
10. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng nấm lim xanh
Theo các nghiên cứu khoa học, nấm lim xanh là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Trong nấm lim xanh có chứa một lượng dược chất lớn và một loạt các vitamin cùng khoáng chất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nấm lim xanh cũng chứa Hetero-beta-glucans, proteoglycan, polysaccharides có tác dụng kích thích sản sinh insulin, tăng cường trao đổi glucose trong cơ thể.
Cách chữa tiểu đường bằng nấm lim xanh:
Cách 1: Nấu và uống trực tiếp
- Lấy 10g nấm lim xanh ngâm trong 10 phút với muối, để ráo nước thì sắc trong ấm chuyên dụng với 2 lít nước.
- Thấy còn 1,5 lít thì tắt bếp, dùng thay nước lọc hàng ngày.
Cách 2: Đem đi ngâm rượu và sử dụng lâu dài
- Lấy 100g nấm lim xanh, rửa sạch, để ráo nước, cho vào hũ thủy tinh rồi đổ 1 lít rượu trắng ngon đậy kín nắp, ngâm trong 7 ngày.
- Mỗi ngày dùng không quá 100ml rượu, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút.
Cách 3: Phơi khô và tán thành bột
- Lấy nấm lim xanh tán thành bột, cất dùng dần.
- Mỗi ngày lấy một ít nấm cho vào túi lọc hãm với nước uống như trà.
- Không dùng quá nhiều, tránh uống phải bã nấm để tránh tổn thương dạ dày.
11. Hoàng bá có tác dụng ngăn ngừa biến chứng xơ vữa mạch
Tác dụng này là do berberin tăng hấp thu glucose của cơ, mỡ và giảm chuyển đổi glycogen thành glucose trong gan. Berberin cũng có tác dụng chống viêm, giảm mỡ máu, ngăn chặn biến chứng xơ vữa động mạch rất hiệu quả ở người tiểu đường tuýp 2.
Cách dùng như thế nào?
- Bạn không nên tự ý sử dụng Hoàng bá bởi nếu dùng không đúng liều lượng có thể phản tác dụng, gây hạ đường huyết và một số rủi ro khác. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thảo dược này trong một số bài chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian được kê cho riêng bạn hoặc một số sản phẩm hỗ trợ cho người tiểu đường có chứa dược liệu này.
12. Lá Neem dùng hiệu quả cho người mới mắc tiểu đường
Các quốc gia như Ấn Độ từ lâu đã dùng lá Neem để hạ đường huyết cho người tiểu tuýp 2. Nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ cùng đưa ra các bằng chứng cho thấy lá Neem có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, đồng thời giúp tái tạo các tế bào beta đã bị tổn thương. Ngoài ra, lá Neem còn giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, cải thiện khả năng lưu thông máu, giúp phòng ngừa các biến chứng mạch máu ở người tiểu đường tuýp 2.
Lá Neem được chế biến ra sao để chữa bệnh?
- Bạn dùng khoảng 20 lá Neem đun cùng với nửa lít nước tới khi lá bắt đầu mềm và nước chuyển sang màu xanh đậm. Bạn không nên lọc nước vì có thể làm mất đi một lượng chất xơ có trong nước, nên uống vào buổi sáng sớm khi bụng đói.
Những lưu ý khi chữa tiểu đường bằng bài thuốc dân gian:
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, do đó, khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
» Cách phương pháp dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị và không có tác dụng thay thế thuốc. Do đó, khi áp dụng không nên ngưng sử dụng thuốc và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
» Cần phải thực hiện đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang lại dấu hiệu điều trị tích cực.
» Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống mà tác dụng của phương pháp này với mỗi người là không giống nhau.
» Trong quá trình điều trị, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, kết hợp luyện tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi.
» Thường xuyên đo đường huyết và thăm khám bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Tóm lại, có nhiều cách khác nhau để hỗ trợ điều trị, kiểm soát lượng đường huyết với người mắc tiểu đường. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Chỉ thích hợp với người có lượng đường huyết cao (tiền tiểu đường) hoặc vừa mắc tiểu đường.
Tổng hợp từ các nguồn trang web khác.