back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

bệnh phổ biến nhưng ít người biết rõ • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tăng áp tĩnh mạch cửa là một loại  áp lực máu với nhiều biến chứng gây suy giảm sức khỏe trầm trọng. Hiểu về bệnh lý này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Vậy tăng áp tĩnh mạch cửa là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Động mạch vận chuyển máu đưa oxy từ tim đến các cơ quan khác để nuôi sống cơ thể. Trong khi đó, tĩnh mạch là kênh vận chuyển máu từ khắp cơ thể trở về tim. Tuy nhiên, khác với những tĩnh mạch thông thường, tĩnh mạch cửa vận chuyển máu từ dạ dày, tuyến tụy và các cơ quan tiêu hóa khác đến gan. Gan đóng vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn, lọc và đào thải chất độc cũng như các chất thải khác mà cơ thể đã hấp thụ. Bạn sẽ được chẩn đoán bị tăng áp tĩnh mạch cửa khi huyết áp trong tĩnh mạch cửa cao.

Tình trạng này mang tính chất khá nghiêm trọng dù nó có thể điều trị nếu được chẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên, việc chẩn đoán vấn đề sức khỏe này không đơn giản. Thông thường, bạn nên cảnh giác trước những triệu chứng ban đầu của tăng áp tĩnh mạch cửa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Một số triệu chứng phổ biến của tăng áp tĩnh mạch cửa bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Phân có màu đen hắc ín – dấu hiệu đầu tiên của xuất huyết tiêu hóa
  • Máu lẫn trong phân
  • Cổ trướng – tình trạng phình to ở ổ bụng do sự tích lũy tụ dịch. Tình trạng này có thể gây ra chuột rút, đầy hơi và khó thở.

Bên cạnh đó, suy giảm trí nhớ cũng có thể là hệ quả của một vấn đề lưu thông ở tĩnh mạch cửa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Nguyên nhân chính gây tăng áp tĩnh mạch cửa là xơ gan – tình trạng các vết sẹo xuất hiện ở mô gan gây suy giảm chức năng của cơ quan nội tạng này. Nó có thể là hệ quả của việc lạm dụng thức uống chứa cồn hoặc bệnh lý cụ thể, chẳng hạn như viêm gan.

Một số nguyên nhân gây xơ gan khác bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Cơ thể hấp thụ sắt quá nhiều
  • Xơ nang
  • Ống mật kém phát triển
  • Nhiễm trùng gan
  • Phản ứng với một số loại thuốc, chẳng hạn như methotrexate

Xơ gan có thể khiến bề mặt bên trong thành tĩnh mạch trở nên gồ ghề. Điều này gây cản trở cho việc lưu thông máu, dẫn đến tăng áp tĩnh mạch cửa.

Sự hình thành của một cục máu đông ở tĩnh mạch cửa cũng có thể khiến huyết áp nơi này tăng cao.

Nguy cơ

Các yếu tố tiềm ẩn gây tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Những người phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý về gan đều có khả năng bị tăng áp tĩnh mạch cửa lớn hơn những người khác. Chẳng hạn như, tiền sử lạm dụng thức uống chứa cồn cũng là một yếu tố thiết yếu gây xơ gan. Mặt khác, nguy cơ nhiễm viêm gan cũng sẽ tăng lên nếu bạn vô tình gặp những trường hợp sau:

  • Dùng chung kim tiêm để tiêm thuốc
  • Xăm hoặc xỏ khuyên trong môi trường nhiễm khuẩn
  • Tiếp xúc với máu nhiễm bệnh hoặc kim tiêm đã qua sử dụng
  • Mẹ bị viêm gan
  • Quan hệ tình dục không an toàn

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Tăng áp tĩnh mạch cửa thật sự rất khó chẩn đoán nếu triệu chứng không rõ ràng. Các thủ thuật siêu âm y khoa như siêu âm Doppler khá phù hợp với trường hợp này. Kết quả siêu âm có thể chỉ ra tình trạng của tĩnh mạch cửa cũng như dòng máu lưu thông qua nó. Nếu siêu âm vẫn chưa thể đưa ra kết luận, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT.

Một thủ thuật xét nghiệm khác hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn là đo độ đàn hồi của gan và các mô xung quanh. Phương pháp đo độ đàn hồi bằng sóng siêu âm sẽ đo lường cách mô phản ứng trước sóng áp lực từ đầu dò của thiết bị đo. Độ đàn hồi kém cho thấy sự hiện diện của bệnh trong cơ thể.

Nếu cơ thể có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, bạn sẽ trải qua thêm một bài kiểm tra nội soi. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị mỏng, linh hoạt với camera được gắn ở đầu để quan sát cơ quan nội tạng.

Mặt khác, huyết áp tĩnh mạch cửa có thể được xác định bằng cách đặt ống thông có gắn máy đo huyết áp vào tĩnh mạch trong gan và thực hiện quy trình đo.

Các phương pháp điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa

Một trong những biện pháp điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa đơn giản và hữu hiệu nhất chính là tập thói quen sống lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ hút thuốc

Nhóm thuốc chẹn beta cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm huyết áp cũng như thư giãn mạch máu. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như propranolol hay isosorbide, cũng có thể giúp giảm áp lực ở tĩnh mạch cửa. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ xuất huyết nội.

Nếu bạn gặp phải tình trạng cổ trướng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giúp giảm mức chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế hấp thụ natri, giúp cơ thể tránh giữ nước.

Một phương pháp khác có thể áp dụng điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa là tiêm xơ tĩnh mạch. Phương pháp này dùng để chữa các tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ hoặc những tĩnh mạch mạng lưới. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng có thể sử dụng liệu pháp thông cửa-chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS). Liệu pháp này giúp kiểm soát chảy máu cấp tính bằng cách tạo ra những đường mới để máu chảy từ tĩnh mạch cửa vào các mạch máu khác.

Biến chứng

Biến chứng do tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Một trong những biến chứng phổ biến do căn bệnh này gây ra là bệnh lý tăng áp tĩnh mạch cửa dạ dày. Tình trạng này ảnh hưởng đến màng nhầy của dạ dày, đồng thời gây giãn nở các mạch máu.

Các đường mới được tạo ra giữa các mạch máu đều có thể bị chặn lại. Tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết nhiều hơn. Nếu những vấn đề về gan không được điều trị dứt điểm, nhiều khả năng bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh lý liên quan đến não bộ.

Triển vọng

Triển vọng dành cho người bị tăng áp tĩnh mạch cửa

Tăng áp tĩnh mạch cửa là một loại bệnh lý có thể điều trị được. Tỷ lệ thành công khá cao nhờ vào sự kết hợp của lối sống lành mạnh, thuốc cũng như sự can thiệp điều trị kịp thời. Bạn cần thực hiện những xét nghiệm bằng sóng siêu âm để theo dõi sức khỏe của gan và kết quả của liệu pháp thông cửa-chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.

Hạn chế hoặc ngưng hẳn việc sử dụng các thức uống chứa cồn là chìa khóa vàng để chống lại tăng áp tĩnh mạch cửa. Bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo kết quả của quá trình điều trị tốt đẹp.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tăng áp tĩnh mạch cửa?

Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải dùng loại thức uống chứa cồn, hãy hạn chế nó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm gan. Hãy liên hệ với bác sĩ và hỏi về việc tiêm chủng viêm gan cũng như thực hiện các buổi xét nghiệm viêm gan để xác định xem bạn có nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc loại bệnh lý này hay không.

Tăng áp tĩnh mạch cửa phát sinh từ việc suy giảm sức khỏe của gan. Tuy nhiên, bạn có thể tránh được vấn đề đau đầu này bằng cách xây dựng cho bản thân những thói quen lành mạnh.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328