back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bệnh viêm phổi – những thông tin quan trọng bạn cần biết • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi có thể xem là vấn đề phổ biến nhất. Theo thống kê, mỗi năm có đến hàng triệu người trên thế giới tử vong vì tình trạng này. Trong năm 2019, con số là 2,3 triệu người nhưng khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tỷ lệ tử vong do viêm phổi tăng lên với con số kỷ lục.

Vậy, bệnh viêm phổi là gì? Vì sao tình trạng này lại xảy ra? Người mắc bệnh có những triệu chứng đặc trưng nào? Đâu là cách điều trị cũng như phòng ngừa tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả vấn đề xoay quanh viêm phổi. 

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường gặp nhất. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh thở. Khi một người bị viêm phổi, các phế nang chứa đầy mủ và chất lỏng, khiến việc thở trở nên đau đớn và hạn chế lượng oxy đưa vào. Bệnh có thể ảnh hưởng đến phế nang ở một vùng hoặc vài vùng, trên một hoặc cả hai lá phổi.

Nhiều loại sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virus và nấm, có thể gây viêm phổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu nhập viện ở cả trẻ em và người lớn. Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị thành công, mặc dù có thể mất vài tuần để hồi phục hoàn toàn.

Viêm phổi có thể gây bệnh từ nhẹ đến đe dọa tính mạng ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Mức độ tiến triển của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, đây là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất ở trẻ em trên toàn thế giới, chiếm 14% nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, bệnh dễ trở nặng ở những đối tượng sau:

  • Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 trở lên
  • Người có sẵn bệnh nền hoặc sức đề kháng yếu .

Triệu chứng

Dấu hiệu viêm phổi ở người lớn

Phần lớn trường hợp, bệnh viêm phổi thường xuất hiện ở dạng cấp tính với những triệu chứng viêm phổi rõ ràng trong những ngày đầu. Lúc này, những túi khí trong phổi (phế nang) sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như:

  • Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho
  • Đôi khi khó thở
  • Không minh mẫn, lú lẫn (chủ yếu ở người cao tuổi)
  • Ho có đờm
  • Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược
  • Thân nhiệt tăng đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian, kèm theo đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, biểu hiện viêm phổi ở người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém sẽ là nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường. 
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Khác với viêm phổi cấp, dấu hiệu viêm phổi mạn tính cũng tương tự nhưng mức độ biểu hiện không bằng. Bù lại, triệu chứng viêm phổi sẽ kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán bị viêm phổi mạn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần. 

Viêm phổi do vi khuẩn là dạng phổ biến nhất và có mức độ nghiêm trọng hơn các dạng khác. Các dấu hiệu viêm phổi do vi khuẩn thường phát triển từ từ hoặc đột ngột. Người bệnh có thể sốt tới 40ºC, kèm theo đổ mồ hôi nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh. Môi và móng tay có thể hơi xanh xao do thiếu oxy trong máu. Người bệnh có thể bị lú lẫn hoặc mê sảng.

Các triệu chứng viêm phổi do virus thường phát triển trong khoảng thời gian vài ngày. Các triệu chứng ban đầu tương tự như các triệu chứng cúm: sốt, ho khan, nhức đầu, đau cơ và suy nhược. Trong vòng một hoặc hai ngày, các dấu hiệu viêm phổi thường trở nên tồi tệ hơn. Bệnh nhân ngày càng ho nhiều, khó thở và đau cơ. Người bệnh có thể sốt cao và tím tái môi.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em thường không rõ ràng. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ:

  • Sốt
  • Ho nhiều
  • Nôn mửa
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Không chịu ăn uống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc người thân cảm thấy khó thở, đau ngực, sốt dai dẳng từ 39 độ C trở lên hoặc ho dai dẳng, đặc biệt nếu ho ra mủ.

Điều đặc biệt quan trọng là những người thuộc nhóm nguy cơ cao sau đây phải đi khám bác sĩ:

  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Trẻ dưới 2 tuổi có dấu hiệu và triệu chứng
  • Những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Những người đang hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Đối với một số người lớn tuổi và những người bị suy tim hoặc các vấn đề về phổi mạn tính, viêm phổi có thể nhanh chóng trở thành một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân

Nhiều loại vi sinh vật có thể gây viêm phổi, phổ biến nhất là vi khuẩn và virus, có mặt nhiều trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể chúng ta thường có cách ngăn chặn những vi trùng này lây nhiễm vào phổi. Nhưng đôi khi, chúng có thể chống lại hệ thống miễn dịch và phát triển thành bệnh.

Viêm phổi được phân loại theo loại vi sinh gây bệnh và nơi một người bị nhiễm trùng.

1. Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là loại viêm phổi phổ biến nhất. Nó xảy ra bên ngoài bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các mầm bệnh bao gồm:

Viêm phổi do vi khuẩn

Loại viêm phổi này có thể tự xảy ra hoặc xảy ra sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Nó có thể ảnh hưởng đến một phần (thùy) của phổi, hay còn gọi là viêm phổi thùy. Những người có nguy cơ cao nhất bị viêm phổi do vi khuẩn bao gồm những người đang hồi phục sau phẫu thuật, những người mắc bệnh hô hấp hoặc nhiễm virus và những người có hệ miễn dịch yếu.

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Đây là bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong ở người lớn mắc bệnh có thể lên tới 50%.

Bên cạnh đó, bệnh này còn có thể xảy ra bởi một số chủng vi khuẩn khác, gọi là bệnh viêm phổi không điển hình:

  • Mycoplasma: thường lây nhiễm cho những người dưới 40 tuổi, đặc biệt là những người sống và làm việc trong điều kiện đông đúc. Bệnh thường nhẹ đến mức không bị phát hiện.
  • Staphylococcus: gây ra một dạng viêm phổi nguy hiểm gọi là bệnh Legionnaire. Không giống như các bệnh viêm phổi do vi khuẩn khác, Legionella không lây từ người sang người. Sự bùng phát của căn bệnh này có liên quan đến việc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
  • Legionella: thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên quanh năm, nhưng cũng có thể dẫn đến dạng viêm phổi nhẹ.

Viêm phổi do virus 

Theo thống kê từ các chuyên gia, 30% trường hợp viêm phổi đến từ việc nhiễm virus. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Hầu hết các bệnh viêm phổi do virus đều không nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian ngắn hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Bệnh viêm phổi này nghiêm trọng nhất ở những người mắc bệnh tim hoặc phổi từ trước và phụ nữ mang thai. 

Các chủng có khả năng gây viêm nhiễm túi khí ở phổi thường gồm:

  • Virus cúm Influenza A và B là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn
  • Khác với người trưởng thành, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu phát sinh bởi virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Đôi khi, bệnh còn có thể do một số chủng virus khác gây nên, ví dụ như:
    • Rhinovirus
    • Parainfluenza virus 
    • Adenoviruses
    • Virus herpes simplex
    • Virus gây bệnh sởi và thủy đậu.
Trong một số trường hợp, nó có thể trở nên rất nghiêm trọng như trong trường hợp của virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu trong 2 năm từ 2020 đến 2022. COVID-19 gây ra lượng oxy trong máu thấp, dẫn đến suy hô hấp và trong nhiều trường hợp còn xảy ra tình trạng gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tính. Viêm phổi do virus SARS-CoV-2 gây ra thường xảy ra ở cả hai phổi. Việc phục hồi có thể mất vài tháng.

Viêm phổi do nấm

Loại viêm phổi này phổ biến nhất ở những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu và ở những người đã hít phải liều lượng lớn vi nấm. Loại nấm gây ra bệnh này có thể được tìm thấy trong không khí, đất hoặc phân chim và thay đổi tùy theo vị trí địa lý.

2. Viêm phổi bệnh viện

Trong vài trường hợp, người bị viêm phổi có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nhập viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác để điều trị một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bệnh này có mức độ nghiêm trọng cao do:

  • Vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ cao kháng kháng sinh
  • Sức đề kháng của người bệnh kém.

Những vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi bệnh viện là Staphylococcus aureus bao gồm cả MRSA, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của các bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện. Những bệnh nhân đang cần chăm sóc đặc biệt với máy thở là đối tượng dễ gặp phải biến cố này nhất. 

3. Viêm phổi hít

Loại viêm phổi này còn có tên gọi khác là viêm phổi sặc, xảy ra khi hít phải lượng lớn dị vật từ đường thở (miệng, hầu họng, dạ dày,…) sau đó đi vào phổi và gây viêm tại đây. Các dị vật có thể là nước bọt, thức ăn, hóa chất, axit dịch vị,… Khác với các tác nhân trên, viêm phổi hít không truyền nhiễm. 

Các yếu tố nguy cơ

Hai nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi viêm phổi nhất là trẻ dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi. Phụ nữ có thai cũng có nguy cơ cao hơn bị viêm phổi tiến triển. Rủi ro mắc bệnh viêm phổi sẽ tăng nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài tình trạng sức khỏe thông thường, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá
  • Đang nằm viện
  • Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm thanh quản
  • Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh mạn tính như bệnh gan, tim mạch hoặc đái tháo đường, hen suyễn…
  • Hệ miễn dịch suy yếu ví dụ như bệnh nhân HIV hoặc ung thư.

Bệnh viêm phổi có lây không?

Viêm phổi chủ yếu xảy ra do các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả vi khuẩn, virus hay nấm) xâm nhập cơ thể nên bệnh có tính lây nhiễm cao. 

Đối với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:

  • Tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi
  • Chạm tay bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh ở đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt

Mặt khác, viêm phổi do nấm không trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có khả năng lây nhiễm qua không khí, môi trường. 

Biến chứng

Viêm phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp, có khả năng phát triển nghiêm trọng trong thời gian ngắn, đồng thời gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gồm: 

  • Áp xe, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi
  • Suy hô hấp nặng
  • Viêm màng ngoài tim.

Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ biểu hiện nào dưới đây: 

  • Thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày, có thể đi kèm với dấu hiệu run rẩy
  • Gặp khó khăn trong việc hít thở, bao gồm thở nông, thở gấp hoặc hụt hơi
  • Cảm thấy đau, tức ngực
  • Ho có đờm hoặc thậm chí là ho ra máu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi là gì? 

Nhằm xác định liệu một người có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các dấu hiệu, thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý. Sau đó, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau: 

  • Chụp X-quang hoặc CT vùng ngực giúp bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu viêm ở phổi, đồng thời kiểm tra vị trí cũng như mức độ viêm nhiễm tại đây.
  • Cấy máu và cấy đờm với mục đích xác nhận tình trạng nhiễm trùng và tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây viêm phổi.
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu để xác định liệu phổi có nhận đủ oxy hay không.
  • Lấy mẫu dịch giữa xương sườn hỗ trợ xác định nguyên nhân gây bệnh.

Trong một số trường hợp, nội soi phế quản sẽ cần thiết nếu người bệnh có biểu hiện trở nặng hoặc không đáp ứng tốt với liệu trình điều trị bằng kháng sinh trước đó. 

Những cách điều trị viêm phổi hiệu quả

Điều trị viêm phổi bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tiến triển của bệnh để đề xuất thuốc trị viêm phổi phù hợp với mỗi người bệnh, bao gồm: 

  • Cách trị viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh.
  • Đối với trường hợp virus gây bệnh, kháng sinh không phải là lựa chọn lý tưởng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus và khuyến khích người bệnh nghỉ ngơi, đồng thời lưu ý uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể.
  • Viêm phổi do nấm có thể được trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.
  • Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần nhập viện và cải thiện khả năng hô hấp với máy thở.

Cách trị viêm phổi tại nhà

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và giảm kích ứng cổ họng
  • Uống trà bạc hà ấm nóng để giúp giảm bớt kích ứng cổ họng và đẩy chất nhầy ra ngoài. Bạc hà đã được chất minh có tác dụng thông mũi, chống viêm và giảm đau.
  • Cách trị sốt do viêm phổi tại nhà là dùng các thuốc không kê đơn, như paracetamol.
  • Chườm ấm để làm mát cơ thể từ bên ngoài vào bên trong, không nên chườm lạnh vì có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ra ớn lạnh.
  • Uống nước ấm để làm ấm và cung cấp nước cho cơ thể.
  • Ăn một bát súp ấm vừa giúp làm ấm, cung cấp nước cho cơ thể vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục.
  • Uống một tách trà gừng.

Phòng ngừa

Tiêm chủng

Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa viêm phổi tốt nhất, đặc biệt là loại viêm phổi do virus gây nên.

  • Cúm mùa, virus hợp bào hô hấp và virus gây COVID-19 là những nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi. Chúng hiện có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
  • Một số người nên chủng ngừa bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn bằng vắc xin phế cầu.
  • Có một số loại vắc xin khác có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút có thể dẫn đến viêm phổi, bao gồm ho gà (ho gà), thủy đậu, Haemophilusenzae loại b (Hib) và sởi.

Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem loại vắc xin nào trong số này cần thiết và phù hợp với bạn.

Biện pháp phòng ngừa khác

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, bạn còn cần:

  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thói quen rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài trở về nhà. Nếu có thể, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm
  • Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng việc nghỉ ngơi
  • Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả và protein nạc.

Mặt khác, nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hãy giữ chúng tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ. Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi, đừng quên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng để hạn chế vi trùng lây sang người khác. Đồng thời, giữ mũi của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo cũng là điều cần thiết. 

Trong trường hợp, bạn đang bị cảm lạnh, để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng thành viêm phổi, hãy chủ động thực hiện các bước phòng ngừa như sau: 

  • Hỗ trợ bình phục bằng cách nghỉ ngơi nhiều và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C và kẽm với khả năng tăng cường hệ miễn dịch
  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng máy tạo ẩm nếu cần thiết.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328