Nếu có điều kiện, mọi người đều nên uống sữa để bổ sung dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp uống sữa lại có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Vậy, đau dạ dày uống sữa được không và nên uống sữa như thế nào để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe của dạ dày?
Cùng đi tìm lời giải đáp xem đau dạ dày có nên uống sữa không trong bài viết ngay sau đây nhé!
Đau dạ dày uống sữa được không?
Đau dạ dày (hay còn được gọi là đau bao tử) là một trong số những bệnh tiêu hóa khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như: đau và nóng rát vùng bụng, buồn nôn, nôn, ợ chua…
Vì là một bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Ăn uống lành mạnh, đúng cách có thể giúp triệu chứng bệnh được giảm nhẹ, còn nếu ăn uống nhiều những loại thực phẩm gây kích thích dạ dày, chẳng hạn như đồ cay nóng có thể khiến triệu chứng đau thêm nghiêm trọng.
Nếu bạn thắc mắc đau dạ dày uống sữa được không thì câu trả lời tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau dạ dày là gì. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Đau dạ dày uống sữa được không? Khi nào nên uống?
Nếu nguyên nhân gây đau dạ dày là do dư thừa lượng axit trong dạ dày thì đau dạ dày uống sữa được. Trong trường hợp này, sữa có thể giúp:
- Ổn định lại độ pH trong dạ dày và bao phủ niêm mạc dạ dày,
- Góp phần ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
- Tạm thời làm dịu cơn đau dạ dày do vết loét.
- Giúp giảm cảm giác nóng rát khi bạn đã ăn nhiều thức ăn cay như ớt. Nguyên nhân là do sữa chứa một loại protein gọi là casein, có thể phân hủy capsaicin trong ớt gây cay, giống như cách mà nước rửa chén có thể loại bỏ dầu mỡ trên chén bát.
Đau dạ dày uống sữa được không thì khi nào câu trả lời là không?
- Bệnh nhân không dung nạp đường sữa phải lưu ý đặc biệt đến việc đau dạ dày có uống sữa được không. Bạn tuyệt đối nên tránh uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa. Những trường hợp này, uống sữa có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn…
- Trường hợp đau do viêm loét dạ dày cũng không nên uống quá nhiều sữa. Lúc đầu, sữa có thể tạm thời làm dịu cơn đau vì nó bao phủ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, sữa cũng khiến dạ dày phải tiết ra một lượng axit và dịch tiêu hóa lớn, khiến cơn đau và vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Đồng thời, tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
- Đau dạ dày uống sữa tươi được không thì câu trả lời còn là KHÔNG nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn E.coli, Listeria hoặc một trong các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Lúc này, bạn chỉ nên uống nước lọc. Hãy cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên thay vì uống ngụm lớn.
Người bị đau dạ dày nên uống sữa như thế nào?
Bạn đừng chỉ quan tâm người bị đau dạ dày uống sữa được không mà cũng cần phải hết sức lưu ý đến cách uống sữa như thế nào.
- Uống sữa không đúng cách có thể làm cơn đau thêm trầm trọng, gây ra thêm các triệu chứng bất thường khác.
- Uống sữa đúng cách sẽ giúp cung cấp thêm dưỡng chất, kích thích vị giác, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Người bị đau dạ dày khi uống sữa nên:
- Uống khoảng 400-500ml sữa tươi mỗi ngày, và chia làm 2-3 lần uống trong ngày để cơ thể có thời gian hấp thụ dưỡng chất từng chút một.
- Đau dạ dày uống sữa đậu nành được không thì được? Bạn ưu tiên sữa tươi không đường, sữa tách béo hoặc thay thế bằng các loại sữa khác như sữa hạt, sữa bắp, sữa bí đỏ, sữa chua ít béo hoặc không béo….
- Tuyệt đối không uống sữa để qua đêm hay có dấu hiệu bị hư hỏng để tránh các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
- Ưu tiên dùng sữa tươi ấm khoảng 30-35 độ C sẽ tốt hơn so với sữa lạnh.
- Không nên uống sữa ngay khi vừa mới thức dậy hay khi đang đói bởi có thể gây hại cho dạ dày.
- Bạn có thể ăn kèm một số loại thực phẩm khác cùng với sữa tươi, như bánh mì, ngũ cốc, trái cây,…
Sữa có thể làm dịu cơn đau dạ dày nhưng trong một số trường hợp, nó sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Nếu cơn đau không biến mất sau một ngày hoặc lâu hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hỏi ý kiến bác sĩ xem đau dạ dày uống sữa được không, cũng như tiến hành điều trị nếu cần.