Ăn dặm là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của con trẻ. Bổ sung lượng dinh dưỡng trẻ em cần trong thời kỳ này là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Các mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và điều trị trẻ biếng ăn thuộc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội về những kiến thức giúp các bà mẹ chăm sóc con hoàn hảo trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm.
- Thức ăn của trẻ
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên cho bé ăn bột ăn liền hoặc bột tự nấu từ loãng đến đặc dần. Từ tháng thứ 9 trở đi, trẻ có thể ăn cháo nghiền, sau chuyển sang cháo đặc. Các mẹ cần đảm bảo 4 nhóm yếu tố đạm, đường, dầu ăn và rau củ tươi khi nấu bột hay cháo cho trẻ. Thời gian đầu cho trẻ ăn nhuyễn hoàn toàn, sau đó có thể băm, nghiền thức ăn để giúp bé tập nhai.
- Dinh dưỡng cung cấp đủ cho trẻ
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ăn sữa từ 750 – 1000 ml /ngày. Ngoài việc bú sữa mẹ (hoặc sử dụng sữa công thức trong trường hợp mẹ không đủ sữa), các mẹ cho trẻ ăn 2 bữa bột một ngày. Bổ sung đạm bằng cách thêm thịt, cá và rau củ vào thức ăn của trẻ. Để tập cho bé luyện kỹ năng nhai, các mẹ có thể cho bé tập ăn bánh quy, táo, lê,…
- Khi trẻ được 8 – 9 tháng tuổi, cho trẻ ăn 2 bữa chính cùng với 1 – 2 bữa phụ. Bữa phụ có thể là sữa chua, bánh quy, hoa quả xay. Nấu cháo cho bé, các mẹ nên thêm một chút dầu oliu và nước mắm loại ngon để kích thích bé ăn nhiều hơn và hấp thụ được nhiều vitamin hơn. Thức ăn của trẻ phải nấu nhạt vì nếu lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây suy thận.
- Khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, các mẹ cho con ăn 2 – 3 bữa cháo đặc mỗi ngày.
2. Các loại thực phẩm an toàn
Để chăm sóc trẻ hiệu quả trong thời kỳ ăn dặm, các mẹ nên chọn các loại thực phẩm sau:
- Thịt: các mẹ nên chọn loại thịt ít mỡ hoặc bỏ bớt mỡ đi. Từ 6 – 8 tháng tuổi nên cho bé ăn thịt lợn, gà, cá. Sau tháng thứ 8 thì trẻ có thể ăn tất cả các loại thịt.
- Bột đường: chủ yếu là các loại bột gạo, ngũ cốc.
- Rau củ: nên cho bé ăn tất cả các loại rau, củ. Tuy vậy. Khi mới tập ăn, các mẹ không nên cho bé ăn bắp cải, củ cải đường, cần tây vì chúng có thể làm trẻ bị đầy bụng. Từ 8 tháng tuổi trờ đi, bé có thể ăn tất cả các loại rau.
- Dầu mỡ: rất tốt cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này. Các mẹ nên cho bé ăn nhiều dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Trái cây: cung cấp một lượng lớn vitamin cho bé. Các mẹ nên tập cho bé ăn, bắt đầu từ nước ép pha loãng đến nước ép trái cây tươi nguyên chất. Sau đấy là nước ép cả bã và miếng trái cây nhỏ.
Lưu ý: Các mẹ phải kiểm tra kỹ tất cả các loại thực phẩm trước khi nấu cho con ăn đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tránh gây ngộ độc cũng như các bệnh về đường ruột cho trẻ.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn