back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bỏ túi ngay 8 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bạn nghĩ trà thảo mộc chỉ tốt và phù hợp dùng cho người lớn? Nếu đang có suy nghĩ này, bạn hãy thay đổi vì có một số loại trà có thể đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé yêu đấy.

Trà thảo mộc đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người lớn. Vậy đối với trẻ nhỏ, loại thức uống này có phù hợp và tốt cho sức khỏe, loại trà nào sẽ phù hợp? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Sức khỏe để hiểu thêm nhé.

Theo quan niệm của nhiều người, trà không phải là một thức uống tốt cho trẻ nhỏ. Bởi trong trà chứa nhiều caffeine, một chất không tốt cho sức khỏe nhưng cơ thể trẻ vẫn còn non nớt, chưa đủ khả năng để hấp thụ và đào thải. Thế nhưng, đừng nghĩ trà nào cũng như vậy nhé, theo Healthline, thực tế có một số loại trà thảo mộc thay vì chứa caffeine, chúng sẽ chứa những hợp chất có ích trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe ở trẻ nhỏ.

8 loại trà thảo mộc dành cho trẻ

1. Trà tía tô đất (Lemon Balm Tea)

Tía tô đất là loại thảo dược thuộc họ bạc hà, được biết đến là có nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ. Loại này có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các tác nhân gây hại như virus, nấm và vi khuẩn, tăng cường hệ thần kinh, giảm đau, điều trị các vấn đề về dạ dày, điều trị bệnh gan và giảm mất ngủ.

Có nhiều cách để pha một ấm trà tía tô đất thơm ngon cho trẻ. Cách phổ biến nhất là sử dụng phần lá hoặc hoa:

  • Đun một ít nước sôi, sau đó cho vào ấm trà đã để sẵn lá hoặc hoa tía tô đất.
  • Đóng nắp lại, lắc nhẹ và đổ nước này đi.
  • Đổ nước sôi mới vào pha trà. Đậy nắp và chờ khoảng 15 phút là có thể dùng được ngay.

Lợi ích của phương pháp chế biến này giữ được trọn vẹn tinh dầu có trong lá và hoa. Ngoài phương pháp pha trà này, bạn còn có thể dùng phương pháp sắc. Cách làm như sau: Bạn cho phần lá, rễ, thân hoặc hạt của tía tô vào nước và nấu sôi với ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, khoảng 30 phút đến 1 giờ. Phương pháp này cũng có thể giữ nguyên hương vị và phần tinh dầu có trong các bộ phận của cây tía tô đất.

2. Trà thì là

Thì là là loại thảo mộc có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ uống trà thì là có thể chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Không những vậy, loại trà này còn hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Ngoài ra, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mà loại trà này còn được dùng để phòng các bệnh về hô hấp. Hơn nữa, đây cũng là một nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

Cách pha trà thì là rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một thìa cà phê hạt thì là và đun sôi với khoảng 200ml nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó dùng rây lọc bỏ hạt, để nguội là đã có thể cho bé thưởng thức. Khi pha trà thì là, bạn không nên đun quá lâu vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến các dưỡng chất có lợi.

3. Trà gừng

Gừng có rất nhiều lợi ích sức khỏe đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, từ lâu, trà gừng đã trở thành phương thuốc để điều trị nhiều bệnh. Cụ thể, trà gừng có thể giúp điều trị các bệnh về tiêu hóa, điều trị viêm loét dạ dày, bảo vệ gan, phòng ngừa ho và cảm lạnh, điều trị các bệnh về đường hô hấp như cúm, viêm phế quản, ho gà, giảm buồn nôn và say tàu xe.

Để pha trà gừng cho trẻ, bạn hãy lấy một miếng gừng nhỏ (kích thước bằng một đốt ngón tay), gọt vỏ, sau đó giã hoặc xay nhuyễn. Gừng giã nhuyễn đem cho vào ấm và nấu cùng với 1 – 2 bát nước trong vòng 10 – 15 phút. Sau khi sôi, bạn có thể thêm một chút nước cốt chanh và một thìa mật ong vào trà để giảm bớt vị mạnh của gừng. Nên dùng lửa nhỏ khi đun để tránh làm mất các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

4. Trà bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu là một loại gia vị thường được dùng để nêm nếm cho nhiều món ăn. Bạch đậu khấu có vị ngọt, cay và mạnh. Loại thảo dược này có thể đem đến cho trẻ nhỏ nhiều lợi ích sức khỏe như điều trị chứng khó tiêu, giảm đau dạ dày, đầy hơi, giảm buồn nôn, giảm ho và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Người ta thường sử dụng hạt để pha trà. Hạt bạch đậu khấu có màu đen, tròn, sau khi tách vỏ, hình dáng có thể giống hạt mù tạt nhưng lớn hơn một chút. Để pha trà, những hạt này sẽ được nghiền thành bột hoặc giã nhuyễn. Bạn có thể lấy 3 – 4 hạt, giã nhuyễn và nấu với khoảng 2 cốc nước trong khoảng 10 – 15 phút. Để nguội, lọc bỏ bã, rót ra tách và cho trẻ thưởng thức.

5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc cũng là một loại trà thảo mộc được nhiều người ưa chuộng bởi loại trà này được đánh giá là có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người lớn cũng như trẻ nhỏ. Cụ thể, trà hoa cúc có thể giúp bé giảm đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, xua tan cảm giác hồi hộp, lo âu, cải thiện tình trạng mất ngủ, đặc biệt còn rất hữu ích trong việc điều trị hăm tã.

Pha trà cúc rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 2 thìa cà phê hoa cúc khô nấu với 1 cốc nước trong khoảng 15 – 20 phút và lưu ý phải đậy kín khi đun. Lọc bỏ bã, để còn ấm và cho bé uống.

6. Trà mâm xôi đỏ

Mâm xôi đỏ là loại thảo mộc rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, một khoáng chất giúp hình thành các tế bào hồng cầu trong cơ thể, đồng thời tăng cường sức khỏe. Không những vậy, uống trà mâm xôi đỏ còn rất tốt cho sức khỏe của gan và thận.

Thành phần quả mâm xôi đỏ để pha trà khá dễ tìm hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sẽ cho con dùng loại trà này lâu dài thì lời khuyên là nên chọn mua loại quả hữu cơ tại các địa chỉ cung cấp uy tín.

7. Hồng trà Nam Phi (Trà Rooibos)

Hồng trà Nam Phi là loại trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Với lượng vitamin C dồi dào, loại trà này có tác dụng chống lại các gốc tự do của cơ thể và giúp tăng khả năng miễn dịch cho bé. Ngoài ra, hồng trà Nam Phi cũng có đặc tính chống dị ứng và chống viêm rất hiệu quả. Do đó, uống trà này thường xuyên sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật.

Đặc biệt, với những bé đang gặp vấn đề về giấc ngủ, uống một tách trà Nam Phi sẽ giúp bé thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh hơn đấy.

8. Trà bạc hà

So với những loại trà trên, trà bạc hà có vị mạnh hơn một chút. Tuy nhiên, hương vị tươi mát, sảng khoái của trà rất có lợi cho vị giác của bé, nhất là khi bé đang bị bệnh và cảm thấy chán ăn. Đặc biệt, trà bạc hà hoàn toàn không có caffeine, do đó không gây ra tác dụng phụ. Ngoài việc điều trị các bệnh về dạ dày, trà bạc hà còn rất tốt cho sức khỏe răng miệng.

Khi pha, để trà thơm và dễ uống hơn, bạn có thể cho vào một ít mật ong. Trường hợp nếu con bạn thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn nên cho bé uống một tách trà bạc hà ấm ít nhất một lần một tuần nhé!

Những lưu ý khi cho trẻ uống trà thảo mộc

Để đảm bảo an toàn và giúp trẻ nhận được nhiều lợi ích nhất từ các loại trà thảo mộc trên, bạn cần chắc chắn rằng bé không bị dị ứng với loại thảo mộc mà bạn định cho bé uống. Nếu thấy bé có triệu chứng dị ứng, hãy đưa bé đi khám và nói rõ về loại trà mà bạn cho bé uống để bác sĩ đưa ra cách xử lý chính xác nhất.

Ngoài ra, đừng bao giờ cho bé dùng một loại thảo mộc hoặc một loại gia vị lạ mà bạn chưa bao giờ nghe đến. Bởi nếu không hiểu rõ, các loại thảo mộc lạ sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328