- Giai đoạn 1: tròn 6 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi “Giai đoạn nuôt chửng”
Trẻ không cử động nhiều môi và lưỡi. Trẻ ngậm miệng, đưa thức ăn về phía cỏ họng rồi nuốt chửng. Giai đoạn này cho trẻ ăn 1 lần mỗi ngày, mỗi lần ăn 1 thìa để làm quen.
2. Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi “Giai đoạn nhai trệu trạo”
Trẻ dùng lưỡi và hàm trên để nghiền nát thức ăn. Cử động giống như chúng ta càu nhàu. Trẻ có thể nghiền nát thức ăn bằng lưỡi. Một ngày có thể cho bé ăn 2 lần, nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn và ăn nhiều loại khác nhau để trẻ biết nhiều vị, cảm nhận được bằng lưỡi và để dễ phát hiện xem trẻ bị dị ứng với thức ăn gì.
3. Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng tuổi “Giai đoạn nhai tóp tép”
Trẻ nghiền nát thức ăn bằng phía trong lợi. Mặc dù lúc này trẻ chưa mọc răng hàm, nhưng cử động hàm của trẻ như đang nhai. Trẻ có thể ăn được những đồ ăn cứng hơn và có thể dùng lợi để nhai, nghiền nát thức ăn. Hãy tạo cho trẻ thói quan ăn thành bữa, và giờ ăn của trẻ nên trùng với giờ ăn của gia đình để tạo cho trẻ biết không khí bữa ăn của gia đình, tạo cho trẻ sự hứng thú trong bữa ăn và có cơ hội quan sát học bằng cách bắt chước mọi người trong gia đình.
4. Giai đoạn 4: 12 – 18 tháng tuổi “ Giai đoạn nhai thành thạo”
Lúc mới ăn dặm trẻ chưa biết cách ăn, trong quá trình tập ăn có những lúc bé cho quá nhiều đồ ăn vào miệng làm bé không nhai, không nuốt được và đôi khi có thể bị oẹ. Nhưng dần dần bé sẽ quen đần và biết phải cho thức ăn bao nhiêu là đủ vào miệng để có thể nhai và nuốt được. Giai đoạn này trẻ có thể ăn những đò cứng có thể nhai bằng lợi. Hãy tạo cho trẻ nhịp điệu sinh hoạt, ăn uống đều đặn. Trẻ cũng sẽ muốn được dùng tay để ăn và bắt đầu học cách sử dụng thìa, đũa để ăn. Mặc dù như vậy sẽ làm rơi vãi đồ ăn, hoặc sẽ làm cho chỗ trẻ ngồi ăn bừa bộn, người trẻ sẽ dính đồ ăn nhưng chúng ta hãy tạo điều kiện để bé được tự ăn. Khi trẻ được bố mẹ cho phép tự ăn, trẻ sẽ hứng thú với giờ ăn hơn, trẻ có thể ăn ít hơn khi ị bố mẹ ép ăn, nhưng trẻ sẽ không sợ giờ ăn. Khi được tự ăn trẻ còn được phát triển hai bán cầu nào do vận động các ngón tay, phối hợp vần động tay – mắt, và đặc biệt trẻ sẽ được phát triển tính tự lập.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: