Trẻ nhỏ đổ mồ hôi trong thời tiết nóng nực, khi chơi đùa là chuyện hết sức bình thường. Nhưng có trường hợp trẻ đổ mồ hôi do những nguyên nhân khác có thể là dấu hiệu trẻ đang bị bệnh đó là vấn đề mà các mẹ cần phải lưu ý để phân biệt đổ mồ hôi sinh lý và đổ mồ hôi bệnh lý ở trẻ.
- Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ
Thông thường khi bé chơi đùa, sinh hoạt, cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi để giúp thanh nhiệt, điều hòa nhiệt độ. Vì vậy, đây được coi là triệu chứng bình thường hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, trẻ bỗng ra nhiều mồ hôi khi ngủ và có dấu hiệu không thuyên giảm. Lúc này, việc đổ mồ hôi không còn là dấu hiệu sinh lý mà có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Nguyên nhân chính dẫn đến đổ mồ hôi trộm là do thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh. Nếu trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình thì đây chính là triệu chứng của bệnh. Để nhận biết và phát hiện sớm bệnh, các mẹ cần lưu ý khi ngủ trẻ có ra mồ hôi hay không? Khi thời tiết lạnh bé ra mồ hôi ở trán nhiều hay ít?
- Mồ hôi trộm sinh lý
Do quá trình trao đổi chất ở trẻ rất mạnh, đặc biệt khi nô đùa,… mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Thông thường các vị trí đầu, cổ sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn vùng khác. Chỉ sau khoảng 30 phút bé ngủ, tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và kéo dài khoảng 60 phút là chấm dứt. Bên cạnh đó, các mẹ tránh không đắp chăn quá dày cho bé khi ngủ.
Tất cả tình trạng trẻ đổ mồ hôi nói trên chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường, không đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ.
2. Mồ hôi trộm bệnh lý
Trẻ nhỏ đang mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, lao sơ nhiễm, bên cạnh đó là quá trình ra mồ hôi trộm diễn ra liên tục và quá nhiều có thể trẻ đang mắc phải bệnh lý rất nguy hiểm, cụ thể:
- Trẻ bú, ngủ ra nhiều mồ hôi nhưng không phải do thời tiết.
- Có biểu hiện còi xương: thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng,…
- Sơ nhiễm lao (ho kéo dài, ăn uống kém, X – Quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).
- Trẻ viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi,…
- Trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ canxi (chậm mọc răng), tim mạch bẩm sinh,…
Do đổ mồ hôi trộm bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nên các bậc cha mẹ hết sức lưu ý và khắc phục bệnh nhanh chóng, tránh để bệnh kéo dài.
- Phương pháp phòng ngừa và điều trị
- Bổ sung đầy đủ vitamin D theo hướng dẫn của bác sỹ.
- Tắm nắng cho bé vào trước 9h sáng, hãy để cho da của bé tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Lưu ý không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, tạo không gian chơi đùa, ăn, ngủ thông thoáng.
- Khi trẻ đang tiết mồ hôi, không vội cho bé tắm mà nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi giúp bé không bị cảm lạnh.
- Cung cấp cho bé 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Thường xuyên cho bé khám bệnh định kỳ để phòng bệnh.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn