back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách chữa bệnh dễ dàng mà bạn nên thử •

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bạn đã ngán ngẩm cảnh phải điều trị bệnh với các thiết bị y tế hay căn phòng ngột ngạt? Thay vì đến bệnh viện gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách trị liệu nghệ thuật với màu sắc, quần áo, máy ảnh… 

Đôi khi, những buổi trò chuyện và tư vấn với bác sĩ cũng không thể giải tỏa hết nỗi buồn và tâm trạng bên trong. Khi đó, bạn có thể tìm đến trị liệu nghệ thuật để trút hết suy nghĩ, cảm xúc và giảm căng thẳng.

Trị liệu nghệ thuật là gì?

Trị liệu nghệ thuật là một loại hình trị liệu xem nghệ thuật như cách để giao tiếp, thể hiện, khám phá suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Khi có thể thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ, bạn sẽ dễ dàng đối mặt và giải quyết nỗi buồn cũng như vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Trị liệu nghệ thuật có thể giúp những người cảm thấy khó khăn khi diễn tả cảm xúc bằng lời nói có thêm một cách thể hiện bản thân mà không cần ngôn từ.

Khi áp dụng trị liệu nghệ thuật, bạn sẽ dùng cọ, phấn, bút để vẽ tranh, thiết kế thiệp, viết thư pháp… Phương pháp trị liệu này giúp bạn thể hiện bản sắc bên trong của mình ra ngoài mà không cần có quá nhiều năng khiếu nghệ thuật.

Bạn có thể chia sẻ và giải thích tác phẩm của mình theo bất kỳ cách nào mình muốn. Trong loại hình trị liệu chuyên biệt này, bạn chỉ cần chú tâm vào quá trình sáng tạo và sản phẩm cuối cùng của mình. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy mình hiểu bản thân một cách sâu sắc hơn.

Đối tượng áp dụng trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật rất linh hoạt nên có thể thích hợp với nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Bạn có thể cân nhắc cách trị liệu này nếu thuộc những nhóm sau:

• Có vấn đề về sức khỏe tâm thần: Một số viện nghiên cứu đã khuyến nghị rằng trị liệu nghệ thuật có thể có ích cho những người bị tâm thần phân liệt và các bệnh liên quan.

• Bị khuyết tật học tập: Chứng khuyết tật học tập có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc, viết và làm toán. Trị liệu nghệ thuật có thể giúp những bệnh nhân mắc chứng này thể hiện cảm xúc tốt hơn mà không cần ngôn từ.

• Mắc chứng mất trí nhớ: Việc sử dụng não để sáng tạo nghệ thuật sẽ giúp giảm mức độ căng thẳng và khôi phục ý thức về bản sắc cá nhân. Điều này sẽ giúp cải thiện bệnh mất trí nhớ.

• Mắc những bệnh thuộc phổ tự kỷ: Nghệ thuật có thể giúp bệnh nhân tự kỷ làm dịu cảm xúc cũng như cải thiện kỹ năng giao tiếp.

• Mắc bệnh mãn tính hay bệnh giai đoạn cuối: Trị liệu pháp nghệ thuật có thể giúp bệnh nhân thể hiện cảm xúc và lấy lại cảm giác tự do.

• Cảm thấy khó khăn khi bày tỏ cảm xúc: Bạn có thể sử dụng liệu pháp nghệ thuật để thể hiện cảm xúc của mình mà không cần giao tiếp bằng lời nói quá nhiều.

Nếu bạn đã từng thử những cách trị liệu khác để cải thiện những tình trạng trên mà không có hiệu nghiệm thì trị liệu nghệ thuật có thể mang đến những trải nghiệm mới. Ngay cả khi không thuộc những nhóm kể trên, bạn vẫn có thể thử trị liệu nghệ thuật để thư giãn và khám phá chính mình.

Ưu điểm của trị liệu nghệ thuật

Những liệu pháp trị liệu truyền thống có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng khi phải đến bác sĩ thăm khám và chữa trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy tâm lý và suy nghĩ của mình quá phức tạp nên khó truyền đạt được bằng lời nói cho bác sĩ hiểu. Trị liệu nghệ thuật có một số ưu điểm có thể khắc phục những điều trên như:

  • Quá trình sáng tạo nghệ thuật rất thú vị.
  • Bạn được khám phá những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn.
  • Dễ dàng phát triển mối quan hệ thân thiết với nhà trị liệu.
  • Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và không có cảm giác mình là bệnh nhân.
  • Bạn sẽ có cảm giác được kiểm soát hoàn toàn quá trình sáng tạo của mình.
  • Bạn có thể thể hiện những gì mình đang cảm thấy bên trong một cách an toàn.

Các hình thức trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật rất đa dạng nên bạn có thể áp dụng bất cứ hình thức nào phù hợp với mình theo các gợi ý sau đây.

1. Vẽ tranh

Đây có lẽ là hình thức trị liệu nghệ thuật tự do nhất vì bạn có thể vẽ bất cứ thứ gì bạn muốn với khung tranh trống. Bạn có thể vẽ bằng cọ, chì màu, bút hay thậm chí là với chính bàn tay của mình. Nếu bạn thấy việc vẽ tranh khó khăn, chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn tìm cảm hứng và đề tài cho bức vẽ của mình.

2. Cắt dán ảnh

Khi áp dụng cách trị liệu nghệ thuật này, bạn thu thập những bức ảnh hiện rõ nhất cảm giác bên trong mình để cắt dán và tạo thành tác phẩm nghệ thuật đậm chất cá nhân. Bạn cũng có thể cắt và dán những bức tranh truyền cảm hứng cho mình hay dùng những bức tranh để thể hiện ước mơ và mục tiêu của bản thân. Quá trình cắt dán ảnh có thể mang lại cho bạn cảm giác tự do và giúp bạn khám phá sức sáng tạo của mình mà không cần phải vẽ.

3. Nghệ thuật số

Bạn có thể ứng dụng công nghệ vào trị liệu nghệ thuật bằng cách dùng các phần mềm máy tính như Paint, Adobe Photoshop, MediBang Paint Pro… để vẽ tranh hay cắt ghép ảnh. Nếu đã quen với máy tính và điện thoại, cách sáng tạo nghệ thuật này dễ dàng hơn với bạn đấy.

4. Nhiếp ảnh

Nếu bạn không thích vẽ, nhiếp ảnh có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc. Bạn có thể chụp ảnh những thứ mình cảm thấy quan trọng, những người bạn thích, hoặc đơn giản chỉ là những thứ mà bạn thấy đẹp và dễ chịu. Sau khi chụp, bạn còn có thể cắt dán những tấm ảnh mình chụp theo cách riêng.

Hầu hết các điện thoại thông minh đều có tích hợp máy ảnh nên bạn có thể tận dụng điện thoại của mình để chụp những bức ảnh nghệ thuật. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể đầu tư mua một máy ảnh chuyên nghiệp hơn.

5. Dệt may

Bạn có thể sử dụng kim, chỉ, kéo và vải để thêu thùa hay may vá để tạo nên những bức tranh, quần áo hoặc vật dụng hằng ngày theo ý thích. Vải có thể mang lại cho bạn sự êm ái dễ chịu mà giấy và bút không có.

Trị liệu nghệ thuật giúp bạn chữa bệnh, tìm hiểu bản thân hay cải thiện sức khỏe tâm lý một cách thoải mái và dễ dàng. Bạn hãy quên đi mọi nguyên tắc và thỏa sức sáng tạo cũng như thể hiện cá tính của mình nhé.

Như Vũ HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328