back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách điều trị bệnh khó đọc ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành • Bệnh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bệnh khó đọc là một triệu chứng rối loạn ngôn ngữ không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả ở người trưởng thành. Cùng tham khảo cách điều trị căn bệnh khó hiểu qua bài viết này nhé.

Chứng khó đọc là như thế nào?

Người ta ước tính cứ 10 người sẽ có 1 người mắc chứng khó đọc. Hiện nay, ngày càng có nhiều người ý thức hơn về chứng bệnh rối loạn này. Không chỉ ở trẻ em mà có rất nhiều người trưởng thành gặp khó khăn khi đọc và viết trong suốt cuộc đời nhưng chẳng bao giờ biết mình mắc chứng khó đọc. Người trưởng thành bị bệnh khó đọc mà không hề ý thức được mình đang bị bệnh là trường hợp bệnh tệ nhất.

Điều trị bệnh khó đọc bắt đầu bằng cách sử dụng các công cụ giáo dục để từ đó nâng cao khả năng đọc. Bệnh khó đọc được chẩn đoán càng sớm thì sẽ càng dễ chữa trị. Nếu không được điều trị, chứng rối loạn này có thể dẫn đến một số vấn đề khác như lòng tự trọng bị tổn thương, các vấn đề về cư xử, hành vi, lo lắng, hiếu chiến, không giao tiếp với bạn bè, cha mẹ và thầy cô. Tình trạng khuyết khả năng đọc – hiểu có thể sẽ ngăn cản trẻ em phát triển toàn bộ tiềm năng khi trưởng thành.

Điều trị và thuốc

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra cách nào để loại bỏ các bất thường tiềm ẩn của não bộ gây ra chứng khó đọc bằng thuốc. Tuy nhiên, phát hiện bệnh từ sớm và đánh giá bệnh tình sẽ xác định các nhu cầu đặc thù và biện pháp điều trị phù hợp để có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Kỹ thuật giáo dục

Chứng rối loạn tâm thần được điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp giáo dục và kỹ thuật cụ thể, và nếu bệnh được can thiệp càng sớm thì cơ hội cải thiện bệnh càng cao. Đầu tiên, con trẻ sẽ tham gia một cuộc thử nghiệm tâm lý để giúp giáo viên của con bạn tạo ra một chương trình giảng dạy phù hợp.

Giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật liên quan đến thính giác, thị giác và xúc giác để nâng cao kỹ năng đọc. Ngoài ra, chương trình học cũng giúp trẻ sử dụng nhiều giác quan khi học – ví dụ như nghe một bài học đã được ghi âm, truy tìm các chữ cái và các từ đã được máy ghi âm nói qua bằng một ngón tay – có thể giúp bé xử lý thông tin tốt hơn.

Nếu có thể, bạn hãy tìm một giáo viên dạy riêng cho trẻ, vì các buổi dạy kèm riêng với chuyên gia đọc sách có thể rất hữu ích cho nhiều trẻ mắc chứng khó đọc. Một chuyên gia về kỹ năng đọc sẽ tập trung vào việc giúp con bạn:

  • Học cách nhận ra những âm thanh nhỏ nhất từ đó tạo thành từ;
  • Hiểu được các chữ cái và chuỗi các chữ cái đại diện cho những âm thanh này;
  • Hiểu được những gì thầy/cô đang đọc
  • Đọc lớn tiếng;
  • Trau dồi từ vựng.

Nếu con bạn bị khuyết khả năng đọc nghiêm trọng, thầy cô cần phải dạy kèm thường xuyên hơn và tiến độ lúc giảng dạy có thể chậm hơn để trẻ bắt kịp.

Những điều cha mẹ có thể làm để cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ mắc chứng khó đọc

Các bậc cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con trẻ thành công. Thực hiện theo từng bước sau đây để cải thiện tình trạng bệnh ở con trẻ:

Phát hiện ra bệnh của con từ sớm

Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc chứng khó đọc, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Sự can thiệp càng sớm càng tăng khả năng cải thiện bệnh thành công.

Đọc lớn cho con trẻ tập nghe

Tốt nhất là bạn nên bắt đầu đọc lớn để con rèn luyện khả năng nghe khi mới được 6 tháng tuổi hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa. Bạn hãy thử nghe những quyển sách kèm ghi âm cùng với con nhỏ. Khi con đã đủ tuổi và có thể nghe hiểu, bạn hãy đọc truyện cùng con.

Bàn bạc riêng với trường học của con

Nói chuyện với giáo viên của con về việc môi trường học đường sẽ giúp trẻ em thành công như thế nào. Cha mẹ chính là những người ủng hộ tốt nhất của con trẻ.

Khuyến khích tăng cường thời gian tập đọc

Để nâng cao kỹ năng đọc, một đứa trẻ cần phải tập đọc nhiều lần. Khuyến khích con đọc tài liệu in hoặc sách sẽ tốt hơn là đọc các sản phẩm online.

Làm gương cho con trẻ

Bạn hãy dành ra một khoảng thời gian để đọc một cuốn sách hoặc tài liệu khi con cũng đang tập đọc mỗi ngày, bởi đây sẽ là tấm gương tốt để con trẻ làm theo và học hỏi. Đồng thời, qua đó bạn có thể chỉ cho con thấy việc đọc sách sẽ mang lại nhiều niềm vui.

Chứng khó đọc là một căn bệnh khó hiểu và chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị bằng các lộ trình giáo dục.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328