back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách điều trị vết ong đốt (Phần 1) • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Vết thương khi bạn bị ong đốt thường sẽ sưng tấy và đau. Dưới đây là 9 biện pháp tự nhiên giúp làm dịu vết sưng, giảm đau đồng thời trung hòa nọc độc của ngòi ong.

Trẻ em thường bị ong mật, ong nghệ, ong bắp cày, ong vò vẽ giấy hoặc ong vàng đốt. Hơn 95% các vết đốt do ong vàng gây ra, gây nên những vết sưng màu đỏ đau đớn ngay lập tức. Mặc dù cơn đau chỉ kéo dài tới 2 giờ, nhưng vết sưng có thể kéo dài tới 24 giờ. Quá nhiều vết đốt (thường là trên 10) sẽ gây hiện tượng ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu và sốt. Đây là hiện tượng trúng độc do lượng nọc độc mà ong bơm vào (khác với hiện tượng dị ứng). Vết đốt ngay lưỡi sẽ tạo nên vết sưng và ảnh hưởng tới việc hít thở.

Sức khỏe sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý vết ong đốt tại nhà.

Cách điều trị vết ong đốt tại nhà

Hầu hết những người bị ong đốt mà không xuất hiện tình trạng dị ứng hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh để không bị ong đốt lần sau bằng cách mặc đồ bảo hộ, xịt thuốc diệt côn trùng và tránh xa khu vực có ong.

Dưới đây là các bước bạn cần nhớ để chăm sóc cho người bị dị ứng sau khi bị ong đốt:

  • Bạn lấy nọc độc ong (kim và túi chứa độc) ra khỏi vùng da vừa bị đốt ngay lập tức. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên nặn kim độc ra bằng thẻ hoặc một bìa cứng;
  • Nếu con ong đốt bạn thuộc giống ong mật, bạn hãy nặn kim độc ra nhanh nhất có thể. Cách tốt nhất bạn nên làm là nặn kim ra, tuyệt đối không dùng tay kéo kim ra, vì có thể bạn sẽ vô tình vắt hết độc ở phần đuôi kim truyền vào cơ thể. Nếu bạn không lấy kim ra khỏi vùng da bị đốt kịp thời, lượng độc trong nọc ong sẽ truyền vào cơ thể bạn nhiều hơn.
  • Sau khi nặn kim ra, bạn chườm đá vào khu vực bị ong đốt để giảm đau. Nếu cần, bạn hãy chườm đá liên tục mỗi lần 20 phút mỗi giờ. Khi chườm đá, bạn bọc đá lại bằng một chiếc khăn hoặc tấm vải để tránh da bị lạnh cóng khi tiếp xúc trực tiếp với đá quá lâu;
  • Bạn có thể dùng thuốc kháng histamine như Diphenhydramine (Benadryl) hoặc nhóm thuốc không gây buồn ngủ như Loratadine (Claritin), bởi đây là những loại thuốc giúp vùng da bị đốt bớt ngứa và sưng;
  • Nếu cần, bạn cũng có thể dùng thuốc Ibuprofen (Motrin) hoặc Acetaminophen (Tylenol) để làm dịu cơn đau.
  • Bạn cần rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà bông và nước. Sau đó bạn hãy thoa kem Hydrocortisone lên vết đốt để làm giảm tình trạng da đỏ, ngứa ngáy và sưng tấy;
  • Nếu đã cách 10 năm kể từ lần cuối bạn tiêm phòng thuốc uốn ván, bạn sẽ cần tiêm thuốc lại lần nữa trong những ngày tới;
  • Hầu hết các vết đốt do côn trùng gây ra đều không cần sự chăm sóc y tế bổ sung.

Nếu bạn biết mình có thể bị dị ứng sau khi bị đốt, đặc biệt là nếu bạn từng có phản ứng nghiêm trọng khi bị ong đốt trong quá khứ, hãy liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất ngay để nhận điều trị kịp thời. Bạn nên dùng thuốc kháng histamine như Diphenhydramine (Benadryl) hoặc thuốc không gây buồn ngủ như Loratadine (Claritin) càng sớm càng tốt. Nếu bạn đã được bác sĩ chỉ định dùng Epinephrine (EpiPen) để điều trị phản ứng dị ứng, khi dùng thuốc bạn cần phải luôn có người thân kế bên và nhớ làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp khi bị phản ứng dị ứng sau khi ong đốt:

  • Khó thở;
  • Phát ban, các nốt ban đỏ gây ngứa ngáy và nổi khắp các vùng da bị ong đốt;
  • Sưng phù mặt, cổ họng hoặc miệng;
  • Thở khò khè hoặc gặp khó khăn khi nuốt;
  • Không nghỉ ngơi được và luôn trong tình trạng lo âu;
  • Mạch đập nhanh;
  • Choáng váng hay bị tụt huyết áp đột ngột.

Bạn nên biết cách xử lý kịp thời khi bị ong đốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Và nhớ đón đọc phần 2 để biết các bác sĩ sẽ điều trị vết ong đốt ở bệnh viện cho bạn ra sao nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328