back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Khi bạn bị tai nạn gây ra bỏng, bạn cần biết cách sơ cứu khi bị bỏng ngay lúc đó để giảm cảm giác đau và tránh gây nhiễm trùng vết thương.

Hầu hết đối với những trường hợp bị bỏng nhẹ, điều trị tại nhà cũng có thể làm giảm triệu chứng đau và lành các vết sẹo do bỏng gây ra. Trường hợp bị bỏng nặng, hãy sử dụng các biện pháp sơ cứu khi bị bỏng ngay tại nhà trước khi đi khám tại bệnh viện.

Cách sơ cứu khi bị bỏng nặng: Cấp cứu ngay lập tức

Việc đầu tiên bạn cần làm là thoát ra khỏi nơi gây bỏng để tránh bị bỏng nặng hơn:

1. Cách sơ cứu bỏng do hỏa hoạn

Gặp cháy lớn, bạn có thể dập tắt đám cháy bằng cách dùng chăn nhúng nước phủ lên ngọn lửa hay đổ cát vào lửa… Nếu bạn bị lửa bắt vào quần áo thì hãy lăn tròn dưới đất để dập tắt ngọn lửa.

Sẽ có 3 cấp độ bỏng bao gồm:

Cấp độ 1: Bỏng ngoài bề mặt

Với cấp độ này, bạn chỉ bị đỏ mặt ngoài của da, khiến da đau nhức, khó chịu. Cách sơ cứu bỏng do hỏa hoạn này vô cùng đơn giản: bạn cho vùng bị bỏng vào nước mát, sạch ngâm khoảng 15-20 phút. Sau đó bạn thấm nhẹ vết bỏng bằng khăn sạch cho khô rồi dùng băng gạc sạch băng lại.

Cấp độ 2: Một phần da bị bỏng 

Ở cấp độ này, lớp biểu bì và một phần lớp chân bì da sẽ bị tổn thương, hình thành các túi nước phình lên. Khi túi nước này vỡ, vết thương sẽ vô cùng đau rát. Cách sơ cứu bỏng do hỏa hoạn này là bạn ngâm vết bỏng vào nước mát, sạch hoặc để dưới vòi nước chảy nhẹ. Sau đó bạn băng vết thương cẩn thận để tránh bụi rồi đến cơ sở y tế gần nhất.

Cấp độ 3: Tổn thương toàn bộ lớp da dưới biểu bì

Đây là cấp độ cực kỳ nghiêm trọng. Toàn bộ lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da bị tổn thương. Da sẽ cứng và xám. Cách sơ cứu bỏng do hỏa hoạn này là bạn ngâm vết thương vào nước khoảng 15-20 phút. Bạn có thể dùng miếng gạc lạnh đắp lên nếu có. Sau đó phải đi cấp cứu ngay lập tức.

2. Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

♦ Bạn nhanh chóng cho vết bỏng vào nước mát, sạch trong 10–20 phút. Chú ý không sử dụng đá và không xối nước quá mạnh kẻo sẽ làm bong da, khiến vết thương nặng hơn.

♦ Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi này sẽ giúp vết thương giảm cảm giác đau, sưng tấy, đồng thời ngăn ngừa vết bỏng không ăn sâu tiếp vào trong. Sau đó bạn dùng gạc sạch được vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng. Việc này ngăn vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn.

♦ Nếu vết bỏng nhỏ và nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Với vết bỏng nặng và lớn, cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi là sau khi ngâm nước cho dịu, bạn nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị.

3. Các sơ cứu bỏng do nguồn điện

Sau khi người bỏng đã được tách ra khỏi nguồn điện, bạn hãy kiểm tra hơi thở và nhịp tim của nạn nhân. Nếu người đó không thở hoặc tim không đập, bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo cùng thủ thuật hồi sức tim phổi và gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức.

Song song đó, bạn cũng cần kiểm tra vết bỏng điện. Nếu vết bỏng khiến quần áo bị dính vào da, bạn không được gỡ quần áo trên da nạn nhân. Hãy dùng kéo rồi nhẹ nhàng cắt bỏ những nơi quần áo không dính vào da. Bạn không được dùng dầu mỡ, kem đánh răng hay đá để chườm vết bỏng. Bạn cũng không được dùng khăn mặt, khăn tắm có nhiều sợi nhỏ đắp lên vết thương, vì sẽ khiến các sợi vải dính vào da, làm vết thương nặng hơn, có thể gây nhiễm trùng.

Nếu nạn nhân lạnh, bạn có thể đắp chăn cho họ, nhưng cần tránh những chỗ bỏng.

Bạn có thể quan tâm: Học cách sơ cứu người bị điện giật

4. Sơ cấp cứu bỏng do hóa chất

Bỏng do hóa chất có thể do các yếu tố sau gây ra: axit của pin xe ôtô, chất tẩy rửa, amoniac, chất tẩy rửa răng giả…

Ngay sau đó, bạn cần sơ cấp cứu bỏng do hóa chất bằng cách cho vết thương vào dưới vòi nước mát, chảy nhẹ trong khoảng 15-20 phút. Nếu bạn bị bỏng mắt do tiếp xúc với hóa chất, bạn hãy rửa mắt với nước liên tục trong vòng 20 phút. Sau đó bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Nếu quá đau, bạn có thể dùng thuốc aspirin trước khi đến bệnh viện. Song lưu ý không cho trẻ dưới 18 tuổi dùng thuốc này vì sẽ gây ra hội chứng Reye.

5. Bỏng do hắc ín hoặc nhựa nóng

Bạn cần rửa vết bỏng bằng nước lạnh ngay lập tức để làm lạnh vết bỏng và làm trôi hắc ín hoặc nhựa nóng. Sau đó bạn gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện gần nhất.

6. Cách sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn

Việc nấu nướng hàng này sẽ khiến bạn dễ bị bỏng dầu ăn nếu dầu văng ra khi chiên rán. Ngay khi bị bỏng, cách sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn là bạn cho vết thương vào ngay vòi nước đang xả nhẹ hoặc chậu nước mát và sạch. Cách này giúp làm dịu vết bỏng và khiến nó không lan rộng. Hãy xả cho tới khi bạn cảm thấy đỡ đau rát.

Sau đó bạn dùng nước muối sinh lý vệ sinh vết thương rồi dùng băng gạc vô khuẩn băng lại. Kế tiếp, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám. Lưu ý không dùng đá chườm lên vết bỏng vì sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

Bên cạnh đó, nếu vết bỏng nhẹ và đã được bác sĩ xử lý cẩn thận, bạn cũng có thể áp dụng các cách chữa bỏng tại nhà sau:

♦ Nha đam: Bạn lột vỏ lá nha đam, dùng phần gel mát bên trong đắp lên vết bỏng khoảng 20 phút để da dễ chịu hơn. Cách này cũng làm vết thương bớt khô ngứa, tránh bị sẹo.

♦ Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, trị sẹo, bạn có thể thoa lên hàng ngày, để khoảng 10 phút rồi sửa sạch.

♦ Nghệ: Bạn lấy nghệ tươi, cạo vỏ, rửa sạch, giã lấy nước, thoa lên vết bỏng khi đang hình thành da non. Cách này giúp vết thương sau khi lành không bị thâm và sẹo.

♦ Cây lá bỏng: Bạn lấy lá cây, rửa sạch, giã rồi đắp lên vết thương. Cách này giúp vết thương mau lành, không hình thành sẹo thâm.

♦ Khoai tây: Bạn cắt lát khoai tây đắp lên vết bỏng, sẽ giúp làm dịu và giảm khả năng phồng rộp.

Ngoài những lưu ý trên, bạn cần kiểm tra xem cơ thể có xuất hiện các chấn thương khác hay không. Với bất kỳ tình trạng bỏng nào, nếu quần áo dính vào vết bỏng, bạn cũng không được gỡ ra ngay. Bạn nên cẩn thận cắt xung quanh miếng vải bị dính vào vết bỏng. Cần cởi tất cả đồ trang sức, bởi chúng có thể khiến vết bỏng bị sưng tấy.

Điều trị tại nhà đối với các vết bỏng nhỏ

Khi bị bỏng do cháy nắng hoặc bỏng nhẹ, bạn có thể chữa trị ngay tại nhà:

  • Sử dụng khăn lạnh để chườm nên chỗ bị bỏng
  • Thường xuyên rửa vết bỏng bằng vòi hoa sen hoặc bằng nước lạnh
  • Thoa các loại kem dưỡng da chứa aloe vera (nha đam) vào vết bỏng để giảm đau và sưng tấy. Thoa kem có thành phần gồm 0,5% hydrocortisone vào khu vực bị bỏng cũng có thể giúp cho vết bỏng bớt đau rát. Lưu ý: Bạn không được sử dụng kem cho trẻ em dưới 2 tuổi trừ khi bạn được bác sĩ yêu cầu. Không sử dụng kem trong vùng trực tràng hoặc âm đạo của trẻ em dưới 12 tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Trong quá trình chữa trị vết bỏng, bạn sẽ khó tránh khỏi lột da ở vết thương và có cảm giác ngứa da. Bạn không nên cạy miệng vết thương vì dễ làm hình thành sẹo.

Luôn theo dõi triệu chứng trong quá trình điều trị tại nhà

Hãy tái khám ngay nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra trong quá trình bạn điều trị vết bỏng tại nhà:

  • Bạn cảm thấy đau nhiều hơn ở vết thương
  • Bạn bị khó thở
  • Vết thương của bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng
  • Triệu chứng đau trở nên thường xuyên, trầm trọng hơn.

Bạn cần chuẩn bị trước khi đi gặp bác sĩ

Nếu bạn sắp đi tái khám, bạn cần chuẩn bị:

  • Che vết thương khỏi nắng bằng vải sạch, khô, để tránh vết thương bị nhiễm trùng
  • Không thoa bất kỳ loại thuốc hay kem nào lên vết bỏng để bác sĩ đánh giá chính xác vết thương do bị bỏng của bạn
  • Không đặt đá vào vết bỏng bởi vì biện pháp này không giúp bạn điều trị vết bỏng mà còn có thể làm hỏng mô da.

Như HelloBacsi đã đề cập bên trên, với trường hợp bỏng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Song khi bạn bị bỏng nặng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc tới bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời. Lưu ý rằng khi điều trị tại nhà xong, bạn vẫn nên tới phòng khám để khám lại.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328