back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách trị trĩ ngoại và những thông tin cần biết về bệnh trĩ ngoại •

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế nhưng, tin mừng là có nhiều cách trị trĩ ngoại để giảm tổn thương và ngăn ngừa biến chứng.

Cùng tìm hiểu về cách điều trị trĩ ngoại và những thông tin liên quan đến căn bệnh này nhé!

Trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới lớp da xung quanh hậu môn – nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường có xu hướng gây đau đớn ở người bệnh.

Bệnh trĩ thường hình thành khi bạn trải qua nhiều căng thẳng trong khi đi đại tiện suốt thời gian dài, có thể là do dùng sức để rặn quá mạnh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu hoặc do phân cứng khó đi ra ngoài.

Cách trị trĩ ngoại

Nếu bệnh trĩ ngoại không thuyên giảm sau 1–2 tuần, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân để bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ thường đề nghị cách trị trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Nhìn chung, các cách điều trị trĩ ngoại bao gồm biện pháp chữa trị ngoại tại nhà và phẫu thuật.

Điều trị trĩ ngoại tại nhà

Các cách chữa trĩ ngoại tại nhà mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Tắm nước ấm
  • Làm sạch hậu môn thật nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện, nên sử dụng khăn lau ẩm hoặc vải bông
  • Chườm khăn bọc đá lạnh lên hậu môn để giảm sưng
  • Chữa trĩ ngoài bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như paracetamol, ibuprofen để giảm bớt khó chịu
  • Bôi một số thuốc mỡ, kem bôi trĩ có hydrocortison hay chiết xuất từ hạt phỉ

Hãy đọc thêm: 12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Phẫu thuật chữa trĩ ngoại

Bị trĩ ngoại phải làm sao? Theo một nghiên cứu trên Tạp chí American Family Physician, phẫu thuật loại bỏ búi trĩ ngoại trong vòng 72 giờ sẽ là cách làm giảm đau hiệu quả hơn những cách trị trĩ ngoại đơn thuần khác.

Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật sau khi gây tê tại chỗ.

Cách trị trĩ ngoại cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ ngoại. Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều cách trị trĩ ngoại tại nhà được liệt kê ở trên để giảm bớt đau đớn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ phải luôn thảo luận cùng bác sĩ sản khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Hãy đọc thêm: Bà bầu bị trĩ ngoại và cách điều trị 

Phân biệt trĩ ngoại và trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại được phân biệt với các loại trĩ khác chủ yếu là dựa vào vị trí của búi trĩ, chẳng hạn như:

  • Bệnh trĩ nội hình thành bên trong thành trực tràng, thường không gây đau nhưng có thể chảy máu khi đi tiêu.
  • Sa búi trĩ là tình trạng bệnh trĩ nội đôi khi tiến triển phình ra ngoài hậu môn. Tùy từng mức độ mà búi trĩ có thể tự co lại vào trong hoặc cần có lực tác động để đẩy chúng vào.
  • Trong khi đó, bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn và có xu hướng gây đau đớn nhiều hơn trĩ nội.

Lưu ý là một người có mắc nhiều loại bệnh trĩ cùng một thời điểm nên cần có cách trị trĩ ngoại hoặc trĩ nội phù hợp để thoát khỏi những cảm giác đau đơn, khó chịu đnag gặp phải.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh trĩ ngoại là gì? Đó bao gồm:

  • Nâng tạ hoặc những đồ vật nặng thường xuyên
  • Chế độ ăn có ít chất xơ
  • Béo phì
  • Đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài
  • Phụ nữ mang thai
  • Bụng báng nước (cổ trướng) – tình trạng tích tụ chất lỏng gây áp lực lên dạ dày và ruột

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại thường gây ngứa và đau vùng hậu môn. Bạn thậm chí còn cảm nhận thấy búi trĩ khi dùng tay chạm vào khu vực quanh hậu môn. Búi trĩ ngoại có màu hơi hồng hơn so với vùng da ở xung quanh. Người mắc bệnh trĩ ngoại thường gặp phải các triệu chứng sau đây:

Đi ngoài ra máu

Những người bị trĩ ngoại có thể nhìn thấy có máu trong phân của họ. Máu thường xuất hiện trên bề mặt phân và có màu đỏ tươi vì chảy trực tiếp từ búi trĩ bị tổn thương chứ không phải máu từ vị trí khác trong đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, lượng máu chảy khi đi đại tiện không quá nhiều. Nếu bạn thấy có nhiều máu khi đi đại tiện, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để có cách trị trĩ ngoại phù hợp nhất.

Cục máu đông bên trong búi trĩ

Trĩ huyết khối hình thành do các tĩnh mạch bị phình ra bên trong búi trĩ có cục máu đông. Kết quả là dòng máu không lưu thông được và gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Cơ thể thường có cơ chế làm tiêu biến cục máu đông, giúp giảm bớt triệu chứng bệnh và cảm giác đau. Khi cục máu đông biến mất, búi trĩ bên ngoài đôi khi sẽ để lại lớp da thừa quanh hậu môn. Lúc đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ phần da dư này nếu chúng dễ bị dính phân và khó làm vệ sinh sạch sẽ.

Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại

Bác sĩ có thể chẩn đoán trước khi tìm ra cách trị trĩ ngoại phù hợp bằng cách đánh giá những triệu chứng bạn đang mắc phải cũng như tiến hành kiểm tra thể chất.

Nếu như bạn nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh trĩ ngoại, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi vì triệu chứng chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng khác:

Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Điều mấu chốt để phòng bệnh trĩ ngoại phát triển là hạn chế tình trạng táo bón xảy ra, tránh làm cho phân khô, cứng, khó đi ra ngoài.

Một số cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ bao gồm:

  • Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, bao gồm trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu để giúp tăng cường nhu động ruột tự nhiên
  • Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh (chơi game, đọc báo, lướt mạng…)

Nếu bạn thường bị táo bón hoặc tái phát lại bệnh trĩ, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra cách trị trĩ ngoại hiệu quả nhất.

Bệnh trĩ ngoại có khả năng tự chữa lành. Để giúp quá trình đó diễn ra nhanh hơn, bạn cần thực hiện các biện pháp để giảm táo bón, tránh căng thẳng khi đi đại tiện. Khi bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh kèm theo những cảm giác đau đớn, khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách trị trĩ ngoại phù hợp.

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328