back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách xử trí khi gặp người lên cơn động kinh • Bệnh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Nỗi sợ hãi hàng đầu đối với người mắc bệnh động kinh không hẳn là việc bị lên cơn co giật mà đôi khi lại là những người xung quanh. Nhiều người hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về xử trí cơn động kinh nên có những hành động vô tình làm người bệnh bị thương, thậm chí thiệt mạng.

Dưới đây là những điều bạn nên và không nên làm khi xử lý co giật động kinh ở cả trẻ em và người lớn.

Khi thấy người bị cơn co giật do động kinh cần làm gì?

Chứng kiến một người bị động kinh lên cơn co giật có thể sẽ khiến bạn hoảng hốt. Tuy nhiên, cần phải giữ bình tĩnh mới có thể giúp ích cho họ. Dưới đây là những điều bạn có thể làm:

Di dời người bệnh ra khỏi khu vực nguy hiểm

Người bị động kinh có thể ngã xuống một số kiểu địa hình khá nguy hiểm như nền đất sỏi đá, lọt xuống giữa các hàng ghế hay chênh vênh trên cầu thang… Khi co giật sẽ va chạm và gây tổn thương. Điều bạn cần làm là đưa họ ra khỏi khu vực đó thật nhẹ nhàng hoặc di dời những vật sắc cạnh ra xa bệnh nhân. Kế tiếp, hãy giải tán đám đông để bệnh nhân có không khí hít thở và tránh việc họ bối rối lúc tỉnh lại.

Xoay bệnh nhân nằm nghiêng

Một số bệnh nhân bị động kinh khi lên cơn co giật gặp tình trạng nôn ói hoặc sùi bọt mép. Hãy đặt họ nằm nghiêng để bọt dãi chảy ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở, nới lỏng cổ áo. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cơ địa lưỡi dài, khi bị động kinh co giật thì các cơ lưỡi bị thả lỏng, nằm ngửa rất dễ nghẹn đường thở. Trường hợp này nằm nghiêng cũng giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Kê vật lót dưới đầu

Bị co giật trên nền cứng có thể làm tổn thương vùng đầu của bệnh nhân. Vậy nên, bạn hãy tìm cho họ thứ gì mềm mại như gối, áo khoác hay chăn màn gấp gọn để gối đầu.

Khi nào cơn động kinh cần cấp cứu?

Thông thường, cơn chỉ kéo dài vài chục giây đến vài phút sau đó bệnh nhân sẽ khá hơn. Chỉ gọi bác sĩ trong trường hợp:

  • Cơn co giật kéo dài hơn 4 phút
  • Có nhiều cơn liên tiếp mà không có khoảng dừng giữa các cơn
  • Bệnh nhân đang mang thai, sốt cao hoặc bị tiểu đường
  • Co giật khi đang bơi lội hoặc ở trong môi trường nước
  • Người bệnh không tỉnh lại sau cơn động kinh
  • Ngừng thở hoặc bị chấn thương sau cơn co giật
  • Đây là lần đầu lên cơn

Chỉ cần mọi người nhớ và thực hành đúng những điều cơ bản nêu trên thì người bệnh động kinh sẽ không gặp nguy hiểm. Họ sẽ an tâm hơn khi bước ra ngoài xã hội mà không sợ bị thương hay nguy hiểm đến tính mạng.

Những điều không nên làm khi có cơn động kinh

Rất nhiều trường hợp vì hành động chưa đúng mà vô tình làm tổn thương đến bệnh nhân động kinh. Hãy ghi nhớ và tránh những điều sau đây:

Chèn vật cứng vào trong miệng người đang co giật

Thường thì người ta hay sợ người lên cơn động kinh cắn vào lưỡi hoặc nuốt lưỡi vô thức. Do đó, phản xạ tự nhiên là dùng vật cứng như đũa cả, thìa hay cho tay vào để bệnh nhân cắn. Cách này sẽ khiến họ có nguy cơ tổn thương nướu, lợi, thậm chí gãy răng, nuốt những vật cứng lạ vào trong. Việc cắn vào lưỡi hầu như không xảy ra nên bạn không cần lo lắng.

Giữ bệnh nhân nằm yên trong cơn động kinh

Cơn co giật thực chất là sự rung giật các cơ liên hồi, việc giữ chặt bệnh nhân có thể khiến họ bị chấn thương chứ không giúp ngừng lại. Bạn nên để họ tự do.

Lay gọi bệnh nhân

Cơn động kinh luôn luôn đi kèm với việc mất ý thức. Đây là điều bình thường nên bạn không cần lo lắng. Chỉ khi co giật đã kết thúc mà họ vẫn không tỉnh lại thì gọi cấp cứu ngay.

Mỗi bệnh nhân sẽ trải qua nhiều cơn động kinh trong đời, tần suất tùy thuộc vào mức độ bệnh, tâm lý và việc tuân thủ điều trị. Bệnh này cũng không lây, không phải bệnh tâm thần. Vì vậy, ngoài những kiến thức kể trên, bạn nên động viên, tạo tâm lý thoải mái và đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt hành trình điều trị.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328