Bạn đọc hỏi
Chào bác sĩ! Tôi 27 tuổi, mới lập gia đình được 6 tháng. Chồng tôi thường xuyên công tác xa nên hai vợ chồng ít được gần gũi chuyện chăn gối. Lần sinh hoạt tình dục gần đây nhất của hai vợ chồng là cách đây 7 ngày. Sau lần đó, tôi hay bị cảm giác buồn nôn (nhưng không nôn). Bác sĩ cho hỏi cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải là dấu hiệu có thai không? Tôi cần làm gì để không bị buồn nôn nữa? Cảm ơn bác sĩ!
(Quỳnh Trang – TP.HCM)
Bác sĩ trả lời
Với câu hỏi cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải dấu hiệu mang thai không, Bác sĩ Tạ Trung Kiên – hiện đang hợp tác chuyên môn tại Bệnh viện Phụ Sản Âu Cơ Đồng Nai trả lời cụ thể như sau:
Cảm giác buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, trào ngược dạ dày thực quản, lo lắng, stress, tác dụng phụ của thuốc, thai kỳ…
Trong trường hợp này, bạn có thể loại trừ dần các nguyên nhân để tìm ra lý do khiến mình có cảm giác buồn nôn.
Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải là dấu hiệu có thai hay không? Thực tế, buồn nôn sau khi quan hệ 5 ngày hoặc buồn nôn sau quan hệ 1 tuần khó có thể là do thai kỳ vì lúc này, nếu đúng ngày quan hệ, trứng được thụ tinh thì sau 1 tuần, hợp tử mới bắt đầu di chuyển vào trong lòng tử cung, chưa phát triển bánh nhau cũng như chưa tiết đủ nội tiết để gây ra hiện tượng nghén.
Có thể bạn quan tâm: Quan hệ tình dục rồi có nên tiêm phòng HPV không?
Tuy nhiên, còn 1 số vấn đề khác cần làm rõ như những ngày trước đó bạn có quan hệ không, chu kỳ kinh nguyệt của bạn như thế nào, ngày quan hệ có khả năng rụng trứng không? Nếu đa số câu trả lời là có thì những ngày quan hệ trước đó có khả năng làm bạn mang thai và gây nghén, cảm giác buồn nôn ở thời điểm hiện tại.
Để xác định cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải do thai kỳ không, bạn nên dùng que thử thai sau khi đã loại trừ hết các nguyên nhân đã nêu phía trên. Nếu thử thai âm tính, bạn cần theo dõi thêm và thử lại nếu đến kỳ kinh nhưng bạn bị trễ.
Để giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể dùng thuốc metoclopramid 10mg – một loại thuốc chống nôn ói an toàn cho người mang thai cũng như không mang thai. Nếu tình trạng nôn ói do rối loạn tiêu hoá hay trào ngược dạ dày thực quản, bạn hãy gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc trung hòa acid dạ dày.
Những cách giảm các giác buồn nôn khác không cần dùng thuốc bạn có thể áp dụng như:
- Uống nước lọc, uống nước chậm rãi ngày đảm bảo 2l/ngày. Tuy nhiên bạn vẫn có thể uống các loại thức uống bạn có thể hấp thụ và cảm thấy không gây buồn ói.
- Tránh tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt, xem lại chế độ ăn uống những ngày gần đây và điều chỉnh nếu cần.
- Ăn ít, chia làm nhiều lần, 1-2h/lần, ăn và uống riêng biệt.
- Tránh ăn cùng lúc đồ nóng lạnh
- Tránh vận động mạnh sau ăn
- Tập thư giãn, thiền để giảm stress.
Đối với người có thai, khi dùng các loại vitamin đầu thai kỳ có thể gây cảm giác khó chịu vị giác, gây buồn nôn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi thuốc.
Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải là dấu hiệu mang thai không. Bạn có thể đọc thêm những bài viết khác liên quan đến thai kỳ và dấu hiệu có thai ở trang DIEPHM:
20 dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần quan hệ
Bác sĩ sản khoa chỉ ra 8 dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ nhận biết
Những phương pháp phát hiện dấu hiệu có thai
[embed-health-tool-ovulation]