back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cảm lạnh là gì? Triệu chứng và cách điều trị để nhanh khỏi • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Cảm lạnh là một bệnh rất phổ biến và thường gặp ở tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Tuy ít nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người mắc phải.

Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về tình trạng này. Bên cạnh đó là một số cách khắc phục cũng như cách phòng ngừa lây nhiễm. Cùng tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu chung

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây các triệu chứng khó chịu. Nhiều loại virus khác nhau có thể là nguyên nhân cảm lạnh, nhưng rhinovirus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Đó cũng là nhóm virus gây kích thích những đợt hen cấp và liên quan đến các trường hợp nhiễm trùng xoang hay tai.

Người lớn khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh trung bình từ 2-3 lần mỗi năm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn.

Thông thường, cảm lạnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đủ và uống nhiều nước. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn có thể tiến triển thành biến chứng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thông thường

Các dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ 1–3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Viêm họng
  • Ho
  • Đau đầu nhẹ
  • Đau cơ
  • Hắt xì
  • Sốt nhẹ
  • Cảm thấy khó chịu trong người

Dịch và chất nhầy ở mũi có thể trở nên đặc và có màu sắc hơi khác như màu vàng, xanh lá cây trong khi bị bệnh. Đó là biểu hiện bình thường khi bị cảm lạnh, không phải là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.

Các dấu hiệu bị cảm lạnh thường giống nhau ở người lớn và trẻ em. Hầu hết mọi người đều tự phục hồi và khỏi bệnh sau khoảng 7–10 ngày. Triệu chứng cảm lạnh có thể kéo dài hơn ở trẻ em, những người hút thuốc hay có hệ miễn dịch yếu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu cảm cúm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đã sử dụng thuốc trị cảm lạnh nhưng các triệu chứng không cải thiện và trở nên nghiêm trọng hơn sau 3 tuần, bao gồm:

  • Sốt trên 38,5oC và kéo dài hơn 5 ngày hoặc bỗng dưng sốt trở lại sau một thời gian không sốt
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Đau họng dữ
  • Đau đầu
  • Đau xoang
  • Đau ngực

Đối với trẻ em, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu gặp bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng nào sau đây:

  • Sốt 38oC ở trẻ sơ sinh đến 12 tuần tuổi
  • Sốt ngày càng cao hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày ở trẻ em mọi độ tuổi
  • Các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhức đầu, đau cổ họng hoặc ho
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau tai
  • Khó chịu
  • Buồn ngủ bất thường
  • Chán ăn

Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có nguy cơ cao bị các biến chứng cúm nghiêm trọng và có các triệu chứng cúm như sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ hoặc toàn cơ thể. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người bị suy yếu hệ thống miễn dịch và những người mắc một số bệnh lý nền mạn tính như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, phổi hoặc thận.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây cảm lạnh là gì?

Mặc dù nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng rhinovirus được cho là nguyên nhân phổ biến nhất. Rhinovirus cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn và có liên quan đến nhiễm trùng tai và xoang. Các loại virus khác có thể gây cảm lạnh, bao gồm: virus hợp bào hô hấp, virus á cúm (parainfluenza) ở người, adenovirus, coronavirus theo mùa ở người (không phải SARS – CoV-2).

Cảm lạnh có lây không?

Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng có thể lây truyền qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hơn nữa, bệnh có thể lây lan qua những vật dụng dùng chung khi người bình thường tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh, chẳng hạn như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại. Nếu bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm trùng, bạn có thể bị cảm lạnh.

Một người bị cảm lạnh có thể bắt đầu lây lan bệnh cho người khác từ vài ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khi hết các triệu chứng. Quá trình này thường mất từ ​​1 đến 2 tuần.

Những ai thường mắc bệnh?

Cảm lạnh là bệnh cực kỳ phổ biến. Trẻ em dưới 6 tuổi thường rất dễ bị cảm lạnh. Người lớn khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cũng có khả năng mắc bệnh này 2–3 lần mỗi năm. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm hoặc cải thiện các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, do hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu, bé đi nhà trẻ hoặc học mẫu giáo và tiếp xúc với nhiều trẻ khác.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Một số bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến nguy cơ nhiễm virus gây bệnh cao hơn.
  • Thời gian trong năm: Cả trẻ em và người lớn thường dễ bị cảm lạnh trong mùa thu và mùa đông (bắt đầu từ cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 cho đến tháng 3 hoặc tháng 4). Tỷ lệ mắc bệnh cảm cúm gia tăng trong mùa lạnh có thể là do thời tiết khô lạnh, đường mũi trở nên khô hơn và dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị bệnh vào những mùa khác.
  • Hút thuốc: Dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường nặng hơn nếu bạn có thói quen hút thuốc.
  • Tiếp xúc: Nếu xung quanh có nhiều người bị cảm, chẳng hạn như ở trường hoặc trên máy bay, bạn có khả năng cao bị lây nhiễm bệnh.

Biến chứng

Cảm lạnh có nguy hiểm không?

Những tình trạng này có thể xảy ra cùng với cảm lạnh :

  • Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa). Điều này xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai hoặc sốt trở lại sau khi bị cảm lạnh thông thường.
  • Bệnh hen suyễn. Cảm lạnh có thể gây ra thở khò khè, ngay cả khi bạn không bị hen suyễn. Nếu bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Viêm xoang cấp tính. Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không được điều trị có thể dẫn đến sưng, đau (viêm) và nhiễm trùng xoang.
  • Các bệnh nhiễm trùng khác. Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm: viêm họng liên cầu, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Nói chung, bạn không cần đến gặp bác sĩ nếu bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không biến mất, thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ thường chẩn đoán cảm lạnh dựa trên biểu hiệu và triệu chứng của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc những tình trạng khác, bạn sẽ cần chụp X-quang hoặc thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cảm lạnh?

Bạn thường có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà mà không cần gặp bác sĩ. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong khoảng sau 1 đến 2 tuần.

Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Cách trị cảm lạnh tại nhà mà bạn có thể áp dụng là:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Giữ ấm cơ thể
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng (không thích hợp cho trẻ em)
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi
  • Cố gắng nghỉ ngơi ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Xem thêm

Những điều bố mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh uống thuốc gì?

Các loại thuốc trị cảm lạnh không cần kê đơn bạn có thể sử dụng để giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt không cần kê toa, bao gồm acetaminophen hoặc ibuprofen (Không cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi dùng acetaminophen. Không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ bị nôn liên tục hoặc mất nước). Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm nhanh cách triệu chứng cảm lạnh đau đầu, đau họng, đau nhức cơ thể.
  • Thuốc kháng histamin và thuốc làm thông mũi (không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi không nên dùng quá 5 ngày).
  • Thuốc ho, siro ho, kẹo ngậm ho.

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào giúp tiêu diệt các virus gây bệnh. Hãy nhớ rằng, các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng với cảm lạnh vì nó chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn, nhưng cảm lạnh lại do virus.

Khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bạn không nên cho bé uống hai loại thuốc có cùng một dược chất vì có thể dẫn đến quá liều. Ngoài ra, người bị cảm lạnh nên ăn một số thực phẩm dễ tiêu hóa, cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết hỗ trợ điều trị bệnh nhé.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh?

Bạn sẽ có thể phòng ngừa, giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế lây truyền bệnh cho người khác hiệu quả hơn nếu áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước. Nếu không có sẵn, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô.
  • Khử trùng vật dụng trong nhà. Vệ sinh nhà bếp và phòng tắm thường xuyên với thuốc khử trùng, đặc biệt khi có người trong gia đình bị cảm lạnh. Bạn cũng nên rửa đồ chơi của bé theo định kỳ.
  • Dùng khăn giấy khi hắt hơi và ho để hạn chế lây bệnh cho người khác. Vứt bỏ khăn giấy đã dùng ngay lập tức sau đó rửa tay cẩn thận. Hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay khi không có khăn giấy.
  • Không dùng chung ly nước hoặc đồ dùng với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng ly riêng hoặc cốc dùng một lần khi bạn hoặc ai đó bị bệnh.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị cảm lạnh. Tránh xa đám đông khi có thể. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Chọn cho con các nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo có vệ sinh và khử trùng định kỳ. Tìm kiếm một cơ sở giữ trẻ đảm bảo vệ sinh môi trường tốt và các chính sách rõ ràng về việc giữ trẻ bị bệnh ở nhà.
  • Chăm sóc bản thân. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328