back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

căn bệnh phổ biến nhưng ít người biết • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tìm hiểu chung

Viêm mống mắt là bệnh gì?

Mống mắt gồm các sợi cơ kiểm soát lượng ánh sáng đi vào đồng tử để bạn nhìn rõ mọi vật. Các cơ ở mống mắt sẽ điều khiển đồng tử thu nhỏ ở nơi có nhiều ánh sáng và giãn ra ở nơi thiếu ánh sáng.

Ở một số người, mống mắt có thể bị sưng và viêm.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm mống mắt là gì?

Viêm mống mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, thường xuất hiện đột ngột và kéo dài tới 3 tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm bạn có thể gặp phải như:

  • Đỏ mắt
  • Bên mắt viêm có thể khó chịu và đau nhức
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Suy giảm thị lực

Viêm mống mắt cấp tính thường xảy ra đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Ngược lại, viêm ở mống mắt mạn tính sẽ xuất hiện từ từ và kéo dài hơn 3 tháng.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu mống mắt bị viêm. Việc điều trị thích hợp sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn bị đau mắt và các triệu chứng về thị lực khác, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây viêm mống mắt?

Thông thường, bác sĩ sẽ khó phát hiện nguyên nhân gây viêm. Trong một số trường hợp, bệnh có thể liên quan đến chấn thương mắt, gene hoặc một số tình trạng sức khỏe nhất định.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến mống mắt bị viêm như:

  • Tổn thương mắt. Chấn thương lực cùn, chấn thương xuyên thấu hoặc bỏng từ hóa chất hoặc lửa có thể gây viêm cấp tính.
  • Nhiễm trùng. Các tình trạng nhiễm virus ở mặt, như lở môi hoặc bệnh giời leo (herpes zona), có thể gây viêm mống mắt. Các bệnh truyền nhiễm từ virus và vi khuẩn khác cũng có thể liên quan đến viêm màng bồ đào, chẳng hạn như nhiễm toxoplasmosis, một bệnh nhiễm ký sinh trùng trong thực phẩm chưa nấu chín; histoplasma – nhiễm trùng phổi xảy ra khi bạn hít phải bào tử nấm; bệnh lao và giang mai.
  • Di truyền. Những người có một số bệnh tự miễn do sự thay đổi gene ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng có thể bị viêm ở mống mắt cấp tính. Các bệnh tự miễn này gồm viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, bệnh viêm ruột và viêm khớp vẩy nến.
  • Bệnh Behcet. Đây là một nguyên nhân gây viêm ở mống mắt hiếm gặp. Tình trạng này đặc trưng bởi các vấn đề về khớp, loét miệng và loét sinh dục.
  • Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Ở trẻ mắc viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên, trẻ có thể có viêm mạn tính.
  • Sarcoidosis. Đây là một bệnh tự miễn liên quan đến sự phát triển của nhóm tế bào viêm trong các khu vực của cơ, bao gồm mắt.
  • Thuốc. Một số loại thuốc, như kháng sinh rifabutin và thuốc kháng virus cidofovir, được sử dụng để điều trị nhiễm HIV có thể gây viêm ở mống mắt. Trong một số trường hợp rất hiếm, bisphosphonates, được sử dụng để điều trị loãng xương, có thể gây viêm màng bồ đào. Thông thường, việc ngừng các thuốc này thường ngăn chặn các triệu chứng viêm.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm ở mống mắt?

Nguy cơ phát triển viêm của bạn tăng lên nếu bạn:

  • Có một sự thay đổi di truyền cụ thể.
  • Có một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh nhiễm trùng, như giang mai hoặc HIV/AIDS, có liên quan đến nguy cơ mắc viêm mống mắt.
  • Có hệ miễn dịch yếu hoặc rối loạn tự miễn, bao gồm các tình trạng như viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng.
  • Hút thuốc lá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá góp phần vào nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm mống mắt?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ làm một số thủ thuật kiểm tra mắt, bao gồm:

  • Kiểm tra mắt bên ngoài. Bác sĩ sẽ dùng đèn pin để kiểm tra đồng tử và xem có các dấu hiệu đỏ ở một hoặc cả hai mắt không.
  • Đo thị lực mắt. Bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực mắt của bạn thông qua bảng thị lực.
  • Kiểm tra cấu trúc trong mắt bằng đèn khe để quan sát các bất thường rõ hơn.

Nếu bác sĩ nghi ngờ một tình trạng sức khỏe gây ra viêm ở mống mắt, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm, như xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang để xác định nguyên nhân tiềm ẩn.

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm mống mắt?

Mục đích của việc điều trị là bảo tồn thị lực, giảm đau và viêm. Nếu nguyên nhân gây viêm là một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, bác sĩ sẽ điều trị vấn đề này trước.

Các phương pháp điều trị viêm ở mống mắt phổ biến gồm:

  • Thuốc nhỏ mắt steroid. Thuốc Glucocorticoid thường được dùng để giảm viêm.
  • Thuốc giãn đồng tử để làm giảm cơn đau do viêm. Thuốc cũng bảo vệ bạn khỏi các biến chứng gây cản trở chức năng của đồng tử.

Nếu các triệu chứng của bạn không rõ ràng hoặc có vẻ tồi tệ hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống bao gồm steroid hoặc các chất chống viêm khác, tùy thuộc vào tình trạng chung của bạn.

Viêm mống mắt nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra:

  • Đục thủy tinh thể
  • Đồng tử bất thường. Các mô sẹo có thể khiến mống mắt dính vào thủy tinh thể hoặc giác mạc, khiến đồng tử có hình dạng bất thường và mống mắt không có phản ứng với ánh sáng.
  • Tăng nhãn áp. Viêm mống ở mắt tái phát nhiều lần có thể gây tăng nhãn áp.
  • Tích tụ canxi ở giác mạc. Điều này có thể gây thoái giác mạc và dẫn đến mất thị lực.
  • Sưng trong võng mạc. Tình trạng xuất hiện các nang sưng và đầy dịch ở võng mạc sẽ gây mờ hoặc giảm thị lực trung tâm.

Tiên lượng

Thời gian hồi phục của tình trạng viêm mống mắt như thế nào?

Viêm mống mắt do chấn thương thường biến mất trong vòng 1-2 tuần. Các dạng khác của bệnh có thể mất vài tuần, đôi khi vài tháng, để giải quyết.

Các trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn sẽ hết sau khi điều trị nhiễm trùng thành công.

Đối với nguyên nhân là bệnh tự miễn, không có cách chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Bệnh sẽ tái phát nhiều lần.

Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid ngay khi các triệu chứng đầu tiên tái phát.

DIEPHM không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

 

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328