back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cảnh báo 10 dấu hiệu thiếu máu tưởng chừng là nhẹ • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Nếu cảm thấy khó thở, lạnh tay chân và suy nhược cơ thể thì bạn có thể đã bị thiếu máu. Việc tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu thiếu máu sẽ giúp bạn điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Thiếu máu là tình trạng xảy ra do số lượng hồng cầu khỏe mạnh trong máu thấp hơn so với bình thường hoặc do các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Vậy, bạn làm sao biết mình bị thiếu máu hay không?

Thiếu máu có triệu chứng gì? Dưới đây là một số triệu chứng thiếu máu phổ biến mà bạn có thể gặp phải:

1. Suy nhược cơ thể là dấu hiệu thiếu máu phổ biến

Một dấu hiệu thiếu máu khá phổ biến là người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. Tình trạng thiếu oxy khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục. Ngoài ra, việc tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển máu giàu oxy đi khắp cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Mặc dù triệu chứng thiếu máu này không quá trầm trọng, nhưng bạn có thể cảm thấy người đuối sức, ít năng lượng và cần được nghỉ ngơi thường xuyên.

2. Đau đầu đi kèm chóng mặt

Tình trạng thiếu máu và thiếu sắt đôi khi có thể gây đau đầu, đặc biệt ở phụ nữ, với mức độ từ nhẹ đến dữ dội. Những cơn đau đầu này thường đi kèm với chóng mặt hoặc choáng váng, đặc biệt là khi ngồi xuống đứng lên nhanh hoặc khi tập thể dục.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn còn có thể bị ngất xỉu. Tất cả các triệu chứng của thiếu máu này xảy ra đều do thiếu oxy đến não, khiến các mạch máu trong não sưng lên, tạo ra nhiều áp lực và gây đau đầu. Khi tình trạng thiếu máu được giải quyết, các triệu chứng đau đầu chóng mặt sẽ dần dần giảm bớt.

3. Thèm ăn thứ không phải… đồ ăn

Có lẽ một trong những dấu hiệu thiếu máu kỳ lạ nhất mà bạn có thể gặp phải chính là thèm ăn những thứ bất thường, không phải là thức ăn chẳng hạn như bụi bẩn, cát, giấy, sơn, phấn, tóc, gỗ… Biểu hiện thiếu máu này còn được gọi là hội chứng pica, có liên quan đến tình trạng thiếu hụt khoáng chất và vitamin cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đây là triệu chứng thiếu máu khá phổ biến. Các nghiên cứu cho thấy, người bệnh nếu dùng thêm thực phẩm bổ sung sắt sẽ giảm được tình trạng này.

4. Cảm thấy đau ngực có thể là dấu hiệu thiếu máu

Trái tim của bạn không thể làm việc mà không có oxy. Việc thiếu oxy đến tim có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là do thiếu máu. Các bác sĩ tim mạch quan sát thấy rằng những người bị bệnh tim thì có thiếu máu, và những người có dấu hiệu thiếu máu thường có nguy cơ cao mắc phải các bệnh tim mạch và cả cơn đau tim. Nếu gặp triệu chứng đau ngực, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Khó thở không rõ nguyên nhân

Tình trạng thiếu máu khiến phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp thêm máu và oxy nuôi cơ thể. Điều này có thể gây ra áp lực không đáng có lên phổi và làm bạn cảm thấy khó thở. Nếu bạn bị khó thở mà không có nguyên nhân nào rõ ràng (như viêm phổi hay hen suyễn) thì đó có thể là dấu hiệu thiếu máu mà bạn cần lưu ý. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra cùng với các dấu hiệu của thiếu máu khác thì bạn nên đi khám để kiểm tra.

6. Dấu hiệu bị thiếu máu: Nhịp tim không đều

Làm sao biết mình bị thiếu máu? Một dấu hiệu cảnh báo sớm của hiện tượng thiếu máu là nhịp tim không đều, nhanh chậm thất thường mà không liên quan đến các hoạt động gắng sức. Tình trạng thiếu máu khiến cơ thể bạn bị thiếu oxy. Điều này buộc cơ thể phải cố gắng tăng mức năng lượng bằng cách lưu thông máu trên khắp các mạch máu với tốc độ nhanh hơn, nhằm mục đích đưa hemoglobin có chứa oxy đến các cơ quan cần đến. Tình trạng nhịp tim không đều thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi.

7. Cảm thấy lạnh tay chân

Tình trạng thiếu máu khiến cơ thể gặp các vấn đề về lưu thông máu, bộ não có khả năng tự nhận biết khu vực nào trong cơ thể cần máu nhất và cố gắng mang nhiều máu giàu oxy đến các cơ quan chính để bảo vệ chúng. Do đó, các phần ngoại vi như tay và chân có thể nhận được ít máu hơn. Sự lưu thông máu kém đến tứ chi khiến tay chân của bạn bị lạnh. Vì vậy, lạnh tay chân cũng có thể là dấu hiệu thiếu máu mà bạn nên lưu tâm. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị thiếu máu sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

8. Móng ở tay chân dễ bị gãy

Mỗi bộ phận của cơ thể con người đều cần có oxy, bao gồm cả móng tay và móng chân. Khi móng ở tay chân không nhận đủ oxy từ máu, giường móng sẽ giảm khả năng tạo ra các tế bào mới để giữ cho móng chắc khỏe. Điều này khiến cho móng tay, chân bị mất đi tính đàn hồi, khiến móng khô, giòn, dễ gãy, dễ bị bong tróc và nứt móng.

9. Da xanh xao và nhợt nhạt là dấu hiệu thiếu máu

Biểu hiện của người thiếu máu là da xanh xao và nhợt nhạt. Tình tràng này thường xảy ra khá phổ biến do cơ thể phải tập trung phân bố lưu thông máu đến những khu vực quan trọng nhất như tim và não. Điều này khiến da được cung cấp ít máu hơn và dẫn đến dấu hiệu da xanh xao nhợt nhạt. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, da có thể trở nên tái nhợt hoặc xám và cần được điều trị thiếu máu sớm.

10. Chân không yên

Các nghiên cứu cho thấy lượng sắt trong cơ thể thấp có liên quan đến hội chứng chân không yên. Đây là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được, khiến đôi chân cảm thấy khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống, thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ.

Việc bổ sung sắt và áp dụng các phương pháp điều trị thiếu máu khác có thể làm giảm dấu hiệu thiếu máu là chân không yên. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý thiếu máu không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hội chứng này.

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu thiếu máu mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho bạn các phương pháp chữa bệnh thiếu máu phù hợp như:

  • Truyền máu khi cần.
  • Tìm nguyên nhân gây thiếu máu như: mất máu, tán huyết, giảm chức năng tạo máu.
  • Sử dụng erythropoietin – loại thuốc kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn.
  • Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B12 và khoáng chất khác thông qua chế độ ăn uống hoặc sản phẩm bổ sung

Bạn có thể quan tâm: Trái cây bổ máu: 10 loại nên ăn thường xuyên

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện sức khỏe và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn. Biểu hiện của thiếu máu có nhiều mức độ, từ ảnh hưởng nhẹ tới sinh hoạt hàng ngày đến nguy cơ có thể gây tử vong. Do đó, bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328