Nhựa urushiol do cây sơn độc tiết ra có thể dẫn đến tình trạng dị ứng da nghiêm trọng (viêm da do tiếp xúc). Vùng da ảnh hưởng thường trở nên khô ráp, ửng đỏ và thậm chí đôi khi còn bị bỏng rộp.
Vậy, cây sơ độc gồm những loại cây nào? Những ai có nguy cơ cao nhiễm độc cây sơn độc? DIEPHM sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Những sự thật về các loại cây sơn độc
- Cây thường xuân, cây sồi độc và cây muối trong tự nhiên là những loại cây sơn độc thường gặp, có thể gây ngứa hoặc viêm da khi tiếp xúc với chúng.
- Chất urushiol có trong các loài cây này gây phát ban ở trên da.
- Phát ban do sơn độc không mang tính lây nhiễm và có thể thuyên giảm sau 2–3 tuần.
- Đa số trường hợp dị ứng nhiễm độc urushiol có thể được điều trị tại nhà.
Đọc thêm
Cây sơn độc gồm những loại nào?
Đa số cây sơn độc mọc ở trong rừng hoặc các khu vực đầm lầy ở Bắc Mỹ. Thực tế, thường xuân, sồi và cây muối không hoàn toàn độc hại. Chúng tiết ra một loại nhựa cây hơi kết dính, dẻo và dai được gọi là urushiol gây nên các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, phồng rộp khi chúng tiếp xúc với da bạn.
Dưới đây là những cây sơn độc thường gặp:
1. Cây thường xuân có độc
Cây thường xuân thường mọc như cây nho hoặc cây bụi, phân bố nhiều ở khu vực Bắc Mỹ (trừ vùng sa mạc, Alaska và Hawaii). Chúng chủ yếu sống và phát triển ở những cánh đồng cỏ, vùng rừng núi, bên lề đường hoặc dọc theo những bờ sông.
Bên cạnh đó, thường xuân độc cũng có thể được tìm thấy ở các khu vực thành thị, chẳng hạn như trong công viên hoặc sân nhà.
Lá của cây thường xuân độc thường có ba cánh và được sắp xếp theo ba hướng khác nhau. Màu sắc và hình dạng của loại lá cây sơn độc này cũng có thể thay đổi dựa tùy theo chủng loài, môi trường sinh sống cũng như các thời điểm khác nhau trong năm.
Hoa của cây thường xuân có thể có màu vàng hoặc xanh lá, quả của cây thì có màu trắng hoặc xanh vàng và màu sắc của quả cây cũng tùy thuộc vào các mùa trong năm.
2. Cây sồi độc
Giống với cây thường xuân, cây sồi độc cũng mọc như cây nho hoặc cây bụi và phân bố chủ yếu ở phía Tây Hoa Kỳ và British Columbia. Lá của cây sồi độc cũng có ba nhánh xếp về ba phía khác nhau. Lá của cây sồi độc có thể khá giống với lá của cây sồi thường.
3. Cây muối (Toxicodendron vernix)
Cây muối mọc như cây bụi hoặc cây nhỏ, thường phân bố ở phía Đông/Đông Nam nước Mỹ. Cây muối độc thường sống ở những khu vực ẩm ướt và có thể thấy dọc các bờ của sông Mississippi.
Mỗi cuống lá của cây muối có khoảng 13 chiếc lá được sắp xếp theo cặp. Cây muối có nguy cơ gây phát ban nhiều hơn so với cây thường xuân hay cây sồi độc.
Đọc thêm
Vì sao bạn nên tránh tiếp xúc với các cây sơn độc?
Việc tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây sơn độc sẽ gây phát ban trên da. Nguyên nhân là do nhựa cây chứa một chất gọi là uroshiol có khả năng kích thích phản ứng dị ứng xảy ra.
Theo nghiên cứu, có đến 80 – 90% trường hợp phát ban sau khi tiếp xúc với một lượng nhỏ uroshiol trong nhựa cây sơn độc. Điều đáng nói là chất nhựa cây này vẫn có nguy cơ gây độc ngay cả khi cây đã chết.
Tình trạng phát ban cây sơn độc có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với urushiol bằng cách chạm vào cây hoặc tiếp xúc gián tiếp khi nhựa cây dính trên lông thú nuôi, các vật dụng, áo quần hoặc trên các bề mặt khác.
Độc tố cũng phát tán vào không khí nếu các loài cây này bị đốt và dính lên da nếu bạn ở gần đó. Thậm chí, urushiol tồn tại dạng khí còn có nguy cơ tác động đến phổi nếu bạn không may hít phải.
Những ai có nguy cơ cao nhiễm độc cây sơn độc?
Bất cứ ai tiếp xúc với những cây này đều có nguy cơ bị phát ban. Tuy nhiên, đối với những người dành nhiều thời gian để hoạt động ngoài trời trong các khu vực có các loài cây này thì có nguy cơ nhiễm độc cao hơn như làm vườn, trông giữ đất, nông dân, công nhân lâm nghiệp, công nhân xây dựng…
Mong rằng qua bài viết này, DIEPHM đã cung cấp cho bạn biết thêm nguyên nhân gây độc cũng như cách phòng ngừa nhiễm độc từ các loài cây sơn độc như cây thường xuân, cây sồi độc và cây muối.
[embed-health-tool-bmr]