back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

CHĂM SÓC RĂNG CHO TRẺ NHỎ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

  1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm mọc răng

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 6 – 7 và mọc được 20 chiếc răng sữa khi đã được 2 – 2,5 tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ mọc răng chậm hơn so với bình thường, các mẹ nên lưu ý xem xét lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhé.

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, ngoài yếu tố di truyền, nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ chậm mọc răng là do bé bị thiếu hụt canxi. Nguồn dinh dưỡng của bé trong 6 tháng đầu chủ yếu là sữa mẹ, phần lớn bé bú mẹ thường xuyên sẽ được cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết cho sự phát triển hệ xương của bé. Một số trường hợp do bà mẹ có chế độ ăn uống kiêng, không đủ chất,… dẫn tới chất lượng sữa kém hoặc phải bú bình từ nhỏ sẽ có nguy cơ răng mọc chậm.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ canxi sẽ giúp khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng. Trong giai đoạn này, nên cho trẻ ăn 3 bữa cháo/ngày. Bé đang trong quá trình mọc răng, vận động nhiều hơn nên nhu cầu canxi rất cao, các mẹ nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giảu canxi như tôm, cua, cá, sữa, trứng và các loại rau xanh đậm,… Bên cạnh đó, cho bé ăn thêm các loại quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp bé phát triển toàn diện. Lượng sữa cần thiết cho bé giai đoạn mọc răng khoảng 500 – 800 ml/ngày. Ngoài bú sữa mẹ, nên cho bé uống thêm sữa ngoài, ăn sữa chua, phomai. Các mẹ lưu ý nên tạo thói quen cho bé ăn đúng bữa và đúng giờ.

Trẻ chậm mọc răng, bên cạnh việc thiếu hụt canxi còn liên quan đến khả năng hấp thu vitamin D của bé. Vì vậy, các mẹ nên cho bé tắm nắng khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. Ngoài ra, để kích thích nướu phát triển, nên cho trẻ tập nhai các loại thức ăn thô.

Trong trường hợp quá 2,5 tuổi bé vẫn chưa mọc răng sữa, các mẹ phải đưa con đi khám bác sỹ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

      II. Sâu răng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ là do thường xuyên ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trên bề mặt răng có chứa hàng tỷ vi sinh vật sinh sống. Trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, chỉ khoảng 15 phút sau các vi sinh vật sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, sẽ biến chúng thành axit hữu cơ phá hủy men răng dẫn tới sâu răng.

  • Các loại thức ăn dễ gây sâu  răng ở trẻ:

  • Các loại thức ăn ngọt: bánh kẹo, siro, nước ngọt,…
  • Thức ăn có chất dính: các loại đồ ăn chế biến từ các loại bột, đồ nếp, khoai tây, khoai lang,… chứa nhiều tinh bột, đường,… tạo thành các mảng bám rất khó làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Thức ăn đường phố: xúc xích, xoài dầm, mứt,… là món khoái khẩu của trẻ nhưng lại chứa nhiều axit và đường nên không tốt cho răng miệng.

Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng năm 2000, ở Việt Nam có 85% trẻ bị sâu răng sữa. Từ 6 – 12 tuổi răng sữa sẽ lần lượt được thay bằng răng vĩnh viễn. Vì vậy, răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của răng vĩnh viễn. Vì thế, các bé cần được chăm sóc răng miệng từ sớm để bảo vệ răng.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328