back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HOTLINE: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

CHĂM SÓC TRẺ KHI RA NHIỀU MỒ HÔI TRỘM

Tham khảo

Chọn lọc

Thông thường, khi bé sinh hoạt, chơi đùa, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để thanh nhiệt, điều hòa nhiệt độ. Việc đổ mồ hôi là triệu chứng bình thường hàng ngày của trẻ. Tuy vậy, nhiều trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ & kéo dài, không thuyên giảm. Lúc này, các mẹ phải hết sức chú ý vì đó là dấu hiệu của bệnh lý.

1. Phân biệt mồ hôi trộm (sinh lý – bệnh lý)

* Mồ hôi trộm sinh lý

Do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, đặc biệt khi trẻ nô đùa, kích thích mồ hôi ra nhiều hơn với mục đích điều hòa nhiệt độ cơ thể. Thông thường, các vị trí đầu, cổ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn các vùng khác. Bé ngủ khoảng 30 phút, tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động mạnh và kéo dài khoảng 60 phút là chấm dứt. Tuyến mồ hôi cùng kích hoạt mạnh trong trường hợp bé:

– Lo lắng, sợ hãi

– Ban ngày quá nghịch, nô đùa nhiều

– Bé bị đắp chăn nhiều

Tất cả những lý do trên chỉ là các triệu chứng sinh lý rất bình thường, không đáng ngại cho sức khỏe của trẻ.

*Mồ hôi trộm bệnh lý

Trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi trộm khi trẻ đang mắc bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé, ví dụ:

– Trẻ có biểu hiện còi xương: thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng.

– Trẻ có biểu hiện lao sơ nhiễm: ăn uống kém, ho kéo dài, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm.

– Trẻ nhỏ không bổ sung đủ canxi : biểu hiện thấp còi, chậm mọc răng…

– Trẻ bị bệnh tim mạch bẩm sinh: bú kém, chậm tăng cân, mệt mỏi.

– Trẻ bị rối loạn thần kinh cảm giác.

– Ngoài ra còn rất nhiều triệu chứng bệnh lý khác.

Những trường hợp này nếu để kéo dài tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi trộm & không bù đủ cho cơ thể lượng nước & muối mất đi sẽ khiến trẻ mệt mỏi, yếu dần đi và có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, … nếu không chẩn đoán chính xác& chữa trị kịp thời sẽ hết sức nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

2. Phương pháp phòng ngừa và điều trị

* Bổ sung đầy đủ vitamin D theo hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ. Đơn giản hơn là tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sớm đúng kỹ thuật, cố gắng để da của trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mắt trời. Tuyệt đối không để mắt của trẻ tiếp xúc thẳng với ánh nắng.

* Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tạo không gian vui chơi, ăn ngủ rộng rãi, thoáng mát.

* Khi bé đang ra nhiều mồ hôi, tuyệt đối không vội đưa bé đi tắm, nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi sẽ giúp bé không bị cảm lạnh, se nhỏ lỗ chân lông đầy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

* Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

* Thường xuyên đưa bé đi khám bệnh định kỳ, nếu có triệu chứng phát bệnh thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài mới nhất

Được quan tâm nhất