Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng bào thai (sinh non – nhẹ cân,…), khi đủ 6 tháng tuổi bắt đầu được cho ăn (tập cho ăn dặm) có đủ 4 nhóm dưỡng chất nhưng rất nhiều bé ăn rất ít hoặc không chịu ăn… Mặc dù nhiều bà mẹ đã hết sức cố gắng nấu cháo và đổi bữa cho bé nhưng bé vẫn không chịu ăn, ngậm chặt mồm, khóc hoặc nhè ra, uống sữa bột cũng rất ít, chỉ khoảng hơn 200 ml/ngày và phải bón thìa trong khi bú sữa mẹ không được vì mẹ đã đi làm và sữa cũng ít dần đi. Theo ý kiến tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, các bé bị suy dinh dưỡng bào thai thường có tốc độ tăng trưởng và phát triển kém hơn các bé sinh đủ tháng, đủ cân. Chế độ ăn hàng ngày của bé từ 6 – 7 tháng tuổi: 2 – 4 bữa bột đặc hoặc cháo + 600 ml sữa (bao gồm cả sữa mẹ + sữa công thức + sữa chua ) ,hoa quả chín.
* Hiện tượng biếng ăn của bé có thể bắt nguồn từ nguyên nhân:
– Nguyên nhân sinh lý: bé mọc răng, tập lẫy.
– Nguyên nhân tâm lý: bố mẹ trộn thuốc vào thức ăn làm bé sợ, bị ép ăn nhiều nên sợ thức ăn.
– Nguyên nhân bệnh lý: bé bị thiếu vi chất, bị suy dinh dưỡng, bé bị viêm họng, viêm amidan, tối loạn tiêu hóa.
– Nguyên nhân khác: bé dùng kháng sinh lâu dài, thức ăn không phong phú hoặc không hợp khẩu vị.
Nếu biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, qua giai đoạn mọc răng…cơ thể bé sẽ tự động quay lại trạng thái bình thường sau khi trải qua thời kỳ đó. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và đổi món thường xuyên cho bé. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài khiến bé không tăng cân hoặc sụt cân trong 02 tháng liền thì cha mẹ cần cho đi khám để được bác sỹ điều trị.
Đối với biếng ăn tâm lý: không nên ép con ăn hết khẩu phần nếu bé không ăn được. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, không nên trộn thuốc hoặc các đồ ăn bé không thích vào cháo, bột của bé. Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút.
Để xác định các nguyên nhân bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ nhi, bác sỹ dinh dưỡng để có kết quả chính xác. Bởi vì, cơ thể bé thiếu 1 số vi khoáng chất cũng có thể dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Đối với trẻ phải điều trị kháng sinh trong thời gian dài, hệ vi sinh vật đường ruột của bé rất kém, mẹ phải tìm cách “cấy” lại hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách cho bé ăn sữa chua hàng ngày, đồng thời thay đổi món ăn phù hợp cho bé, tăng cường tắm nắng và các vận động vui chơi cho bé.
* Lưu ý:
– Thức ăn bổ sung vào cháo (thịt, tôm, cá,…) được băm nhỏ với kích thước thô dần để bé tập nhai.
– Bổ sung 1/2 thìa dầu ăn vào cháo của bé. (lưu ý: trộn dầu khi đã đổ cháo ra bát).
– Cho bé ăn cả xác thịt, xác rau.
– Không ninh xương ống, xương chân gà,… lấy nước dùng để nấu cháo.
– Nên chọn loại sữa nhạt, có mùi vị gần giống sữa mẹ cho con ăn.
Nếu tất cả mọi cố gắng của mẹ không cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của bé, phải cho bé đi khám dinh dưỡng để được bác sỹ tư vấn và điều trị.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn