Chân vòng kiềng là một trong những vấn đề gây mất tự tin của rất nhiều người? Vậy làm thế nào để nhận biết chân mình có bị vòng kiềng hay không, Cách khắc phục chân vòng kiềng như thế nào để diện đồ cho đẹp? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng hay còn có tên gọi khác là chân cong hoặc chân hình chữ O. Đây là tình trạng phần ở giữa 2 đầu gối có khoảng cách xa ra so với đường giữa cơ thể khi chúng ta duy trì tư thế đứng thẳng, 2 mắt cá trong của bàn chân chạm vào nhau.
2. Dấu hiệu nhận biết chân bị vòng kiềng
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết chân vòng kiềng là khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1.5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1.5cm.
Ngoài ra, chân vòng kiềng có thể nhận biết qua dáng đứng, dáng đi. Người bị chân vòng kiềng hơi gặp khó khăn khi di chuyển, tuy vậy vẫn có thể bắp kịp người khác. Thường thì với trẻ em sẽ ít nhận ra, chỉ khi lớn lên mới thấy đau ở các khớp gối, hông, mắt cá nhân vì bị áp lực đè lên nhiều hơn. Nếu không khắc phục tình trạng này sớm thì bạn có thể bị viêm mắt cá, hông, gối và các khớp thường xuyên đau nhức và mất tự tin trong cuộc sống.
3. Tại sao lại bị chân vòng kiềng?
Chân vòng kiềng thường có nhiều nguyên nhân, hầu hết nguyên nhân thường xảy ra từ khi còn nhỏ bao gồm:
- Do di truyền: Phần lớn những người bị chân vòng kiềng là do di truyền. Kết cấu xương bẩm sinh khác với người có chân thẳng, hoặc gặp tình trạng rối loạn tăng trưởng xương. Tỷ lệ cha mẹ hay ông bà bị chân vòng kiềng thì sinh con ra cũng mắc tật này.
- Ngộ độc chì và flo: Nghiên cứu đã chỉ ra nếu trẻ em, bị ngộ độc chì hay ngộ độc flo cũng làm tăng khả năng chân vòng kiềng.
- Trẻ sơ sinh bị do tư thế gập chân trong bụng mẹ. Triệu chứng này sẽ được điều chỉnh lại khi bé bắp đầu tập đi để hạn chế chân vòng kiềng
- Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng;
- Trẻ thừa cân: Khi hệ xương của bé chưa ổn định và đủ mạnh như người lớn mà phải chịu mức cân quá nặng rất dễ bị tật chân vòng kiềng. Đi lại quá sớm khi chân còn yếu hoặc bị tật đi quá sớm cũng không phải ngoại lệ.
- Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…
- Phần lớn, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cong chân sinh lý, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 tuổi mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.
- Chân vòng kiềng cũng có thể phát hiện theo thời gian khi lớn lên vẫn còn hiện tượng này thì có thể do xương bé phát triển không bình thường. Nguyên nhân có thể do thiếu chất dinh dưỡng hoặc trẻ mắc bệnh Blount (rối loạn xương ống chân). Khiến phần bên trong của xương ống chân không phát triển bình thường được làm cho chân bị khuỳnh ra.
- Gãy xương: Gãy xương mà không được chữa lành đúng cách cũng có nguy cơ bị tật chân vòng kiềng. Đặc biệt với trẻ em xương yêu và mềm hơn người lớn, rất dễ bị biến dạng khi có tác động mạnh.
- Ngoài ra cũng có thể trẻ bị còi xương nên không nạp đủ hoặc vitamin D. Hoặc ngộ độc chì Fluoride hay chân bị gãy không lành lại như bình thường được.
- Tuy nhiên, một số trường hợp, do sự can thiệp không đúng cách của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng cong chân của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, từ cong chân sinh lý có thể dễ bị chân vòng kiềng.
4. Cách khắc phục chân vòng kiềng
4.1. Tình trạng chân cong
Cần phân biệt rõ chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý. Nếu chân trẻ chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên đùi xuống bàn chân. Vì vậy, cần phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.
4.2. Cung cấp đủ vitamin D
Bạn cần xét nghiệm máu để xác định xem nguyên nhân có phải do ngộ độc chì hay còi xương hay không. Đối với trẻ nhỏ, bạn cần đảm bảo trẻ được hấp thụ đầy đủ vitamin D và được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ. Bạn không nên ép bé tập đi đứng khi chưa tới tuổi để không gây áp lực nên chân bé quá sớm.
Để cơ thể cung cấp đủ vitamin D, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ sung để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng. Các sản phẩm thực phẩm bổ sung vitamin D được sử dụng rộng rãi.
4.3. Chữa bệnh Blount:
Nếu mắc bệnh Blount (do sự rối loạn tăng trưởng của đầu trên đĩa xương chày; đầu gối khuỳnh và xoắn xương chày). Bạn có thể khắc phục bằng cách cho bé đi giày, mang niềng…hay phẫu thuật càng sớm càng tốt.
4.4. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng:
Thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây ra loãng xương ở người lớn, còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng. Để tránh tình trạng này, chúng tôi khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho… Một số thực phẩm như sữa, bột dinh dưỡng, pho mát, bánh quy, ngũ cốc, dầu ăn,…bổ sung vitamin D rất tốt.
4.5. Kiểm soát cân nặng:
Đối với trẻ em sự dư thừa cân nặng khiến bộ xương của trẻ bị quá tải dẫn đến biến dạng các chi dưới. Nghiêm trọng là trẻ sẽ mắc bệnh Blount, đây là một rối loạn phát triển của xương ống chân, tình trạng này chân thấp hơn quay vào trong, giống như một vòng cung – chân vòng kiềng
Nếu trẻ của bạn đang thừa cân, hãy giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, tài vì trẻ em là một cơ thể đang phát triển không thiếu chất dinh dưỡng. Không thể thiếu hoặc quá thừa chất dinh dưỡng vì nó ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
4.6. Tắm nắng:
Tắm nắng đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, tắm nắng hấp thụ được lượng vitamin D qua đó giúp răng và xương của bé chắc khỏe.Thông thường, khoảng 1 tuần sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể bổ sung vitamin D. Thời gian thích hợp cho bé tắm nắng nằm trong khoảng từ 6-9 giờ sáng, vì lúc này tia cực tím và tia hồng ngoại trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp trẻ thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
4.7. Tập luyện các bài Squat:
Những người bị chân vòng kiềng có thể áp dụng bài tập squat có tác dụng giảm tình trạng đau khớp gối, tăng cường sự dẻo dai cho đôi chân và làm săn chắc cơ chân, sẽ giúp cải thiện tình trạng chân vong kiềng.
4.8. Tập bài tập nhón chân:
Bài tập sẽ giúp giảm bớt tình trạng chân vòng kiềng hỗ trợ bắp chân người tập trở nên to khoẻ và mạnh mẽ hơn hạn chế suy tĩnh mạch nghiêm trọng ở phần chi dưới. Chỉ cần dùng lực kiễng chân cao hết sức có thể, sau đó hạ xuống trong tư thế thả lỏng. Lặp lại động tác này khoảng 20-30 cái/lần tập và ngày thực hiện 7 lần vào thời gian bất kỳ là được.
4.9. Sử dụng đai chữa chân vòng kiềng:
Một trong những cách chữa chân cong cho người lớn hiện nay là sử dụng đai chữa chân vòng kiềng. Hầu hết cơ chế hoạt động của đai chữa chân vòng kiềng trên thị trường là tạo ra một lực ép để giữ cho 2 chân được thẳng. Nhờ lực ép đó mà thay đổi được cấu trúc của khớp và xương từ đó cải thiện tình trạng chân vòng kiềng.
5. Chân vòng kiềng mặc gì đẹp?
5.1. Con gái bị chân vòng kiềng thì mặc gì cho đẹp?
Chân vòng kiềng rất phổ biến của người Việt Nam, lựa chọn trang phục sao cho phù hợp cũng là nỗi khổ chân vòng kiềng. Thường thì những người con gái bị chân vòng kiềng khá tự ti khi diện quần áo. Đặc biệt là váy và quần short. Dưới đây sẽ là một số gợi ý cho các cô nàng có đôi chân vòng kiềng.
Thực tế việc chọn áo lại có tác dụng giảm bớt nhược điểm chân vòng kiềng đi đáng kể. Hãy chọn áo và quần hay váy có màu sắc đối lập nhau, để người đối diện tập trung vào sự thay đổi màu sắc, thay vì tập trung vào đôi chân.
Một cách khác nữa để đánh lạc hướng sự chú ý là bạn có thể chọn chiếc áo có màu sắc, hoa văn nổi bật, hoặc kiểu dáng khác lạ. Nên chọn áo co đổ hoặc co tròn, hơi rộng một chút thôi, dang tới ngang hông để đóng thùng hoặc nhét vạt áo trước vào thùng. Tạo điểm nhấn cá tính. Với chọn áo sơ mi thì nên có bèo nhún trước ngực nếu bạn gầy và có ngực bạn hơi nhỏ. Nếu bạn vẫn thích đổi phong cách mặt quần bó sát thì nên chọn thêm một cái áo khoác dài để che đi đôi chân cong của mình.
Dáng quần phù hợp với con gái bị chân vòng kiềng là quần ống suông dài, cạp cao. Độ dài của quần thường là phủ luôn giày để giúp che đi phần cong của chân, tạo cảm giác chân dài hơn.
Dáng quần suông ống đứng là loại quần phù hợp nhất cho chân vòng kiềng. Nhất là khi chiếc quần đó lại có phần cạp cao để kéo dài đôi chân thì càng tuyệt vời hơn.Ngoài ra, nếu bạn yêu thích quần loe hay quần ống rộng thì đó cũng là những dáng quần giúp che khuyết điểm rất tốt. Với dáng quần này, bạn nên chọn chiều dài phủ qua giày, điều này sẽ giúp tăng chiều cao lên đáng kể.
Quần boy friend jeans cũng là một lựa chọn không tồi cho chân vòng kiềng. Với dáng quần không quá bó, nhược điểm ở đôi chân cũng sẽ được che chắn an toàn. Các cô nàng nghịch ngợm cũng có thể làm mới trang phục với quần alibaba, quần baggy cá tính.
Khi lựa màu quần, không nên chọn màu sặc sỡ, tránh thu hút ánh nhìn.Nên lựa chọn quần ống rộng đứng và suông cạp cao giúp bạn che đi phần chân kiềng của mình, ngoài ra chúng còn bạn ăn gian chiều cao bằng cách kéo dài cơ thể người mặc.
Những chiếc váy dài quá gối cũng là item “thần thánh”cho cô nàng chân cong, chân vòng kiềng. Độ dài của váy tốt nhất là tới bắp chân. Bạn cũng nên chọn các kiểu dáng váy xòe; váy chữ A. Tránh những chiếc váy ôm sát vào chân.
Chọn những chiếc váy có chất liệu mềm, rũ. Điều này sẽ khiến chiếc váy chuyển động khi bạn di chuyển và kéo sự chú ý của người nhìn rời khỏi đôi chân. Những chiếc váy pli dài quá gối rất thích hợp với nàng chân cong.
Người bị chân vòng kiềng nên lựa chọn các loại váy midi dạng liền hoặc chân váy để không bị lộ chân. Hoặc bạn có thể diện chiếc váy theo phong cách cổ điển dài qua gối. Đảm bảo sự kín đáo cần thiết cũng như che bớt đi đôi chân của bạn. Độ dài của váy Midi tầm ngang bắp chân là hợp lý nhất.
Một đôi giày đế nhỏ và chiều cao lênh khênh sẽ khiến chân bạn càng có xu hướng cong hơn để giữ thăng bằng, cộng thêm việc đôi giày sẽ làm người đối diện càng chú ý vào đôi chân của bạn hơn. Giày đế thô, giày có chiều cao vừa phải như kitten heel, giày đế xuồng, wedge sneaker… đều mang lại hiệu quả tốt đối với chân vòng kiềng.
5.2. Nam giới chân bị vòng kiềng thì mặc gì đẹp?
Đối với nữ giới thì có muôn vàn cách để dấu đi đôi chân cong của mình, nhưng với nam giới thì ít sự lựa chọn hơn, và thường sẽ tập trung vào cách chọn những chiếc quần sao cho phù hợp. Dưới đây là một số bí quyết cho các anh chàng.
Người chân vòng kiềng nên tránh những loại quần skinny ôm sát, những loại quần jean bó, quần kaki ống nhỏ. Thay vào đó, hãy chọn cho mình một chiếc quần ống đứng hoặc ống côn với phần ống hơi rộng, không ôm, dáng suông thẳng từ trên xuống. Với kiểu ống này, bạn sẽ dễ dàng “che mắt” đôi chân không thẳng của mình.
Độ dài ống quần : Một đôi chân cong luôn mang đến ảo giác đôi chân trên dưới không cân đối và ngắn đi. Hãy cắt và chỉnh sửa lại ngay nếu bạn đang mặc một chiếc quần quá dài, phần gấu quần chùng xuống thành nhiều lớp ngay dưới chân. Hãy chọn một chiếc quần với độ dài vừa qua mắt cá chân hoặc ngay mắt cá chân và đảm bảo rằng ống quần luôn sẽ thẳng từ trên xuống dưới khi bạn đứng.
Chất liệu : Chất liệu quá mềm hoặc quá cứng thô cũng khiến người chân vòng kiềng gặp rắc rối. Nếu quá mềm sẽ khiến đường cong ở chân lộ ra hết, nếu quá cứng, sẽ rất khó mặc và khó di chuyển. Chất liệu quần kaki, quần jeans có độ co giãn nhẹ đều rất đáng để bạn chọn mua.
Quần Jogger : Gợi ý dành cho nam chân cong đó là quần Jogger. Đây là mẫu quần rất phù hợp để che đi khuyết điểm, với độ rộng ống vừa phải, chất kaki đảm bảo quần lên đúng form chuẩn. Những chiếc quần đũng trùng và ống rộng cũng là một lựa chọn như quần baggy chẳng hạn.
Tránh quần ống trùng quá mức, quần chỉ cần đủ dài tới mắt cá chân hoặc qua một chút sẽ giúp quần luôn được kéo thẳng để làm chân bạn dài hơn. Một lựa chọn thông minh nữa là quần đũng trùng và đuì rộng cũng sẽ gíup đôi chân của bạn thẳng hơn, nhưng lưu ý điều này phù hợp nếu chân bạn không quá ngắn nhé
⇒ Xem thêm các sản phẩm Whey Protein đang có nhiều ưu đãi, khuyến mãi giảm giá
Thông tin bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp các cách khắc phục chân vòng kiềng, và gợi ý một số cách chọn, phối đồ phù hợp. Để hạn chế và đạt hiệu quả lâu dài lời khuyên cho các bạn là cần thiết phảo có chế độ dinh dưỡng, tập luyện đúng cách để cải thiện đôi chân của mình bớt “cong” hơn nhé.