back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh có nguy hiểm? Bạn nên làm thế nào?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Hiện tượng chảy máu bất thường giữa kỳ kinh không chỉ gây ra sự bất tiện mà còn khiến nhiều chị em lo lắng mình có mắc bệnh phụ khoa gì không?

Thông thường, hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra nhiều lần, kèm theo đó là chảy máu sau khi quan hệ tình dục và bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây chảy máu bất thường giữa kỳ kinh

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh. Nếu bạn phát hiện âm đạo chảy máu lốm đốm hoặc ra máu đột ngột trước ngày hành kinh thì cần lưu ý đến các triệu chứng để đi khám kịp thời.

1. Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh do thay đổi nồng độ hormone

Một số phụ nữ trẻ tuổi thường ra máu lốm đốm hoặc chảy máu nhẹ khi rụng trứng. Tình trạng này thường xảy ra khoảng 10 – 14 ngày sau kỳ kinh nguyệt và thường là do lượng hormone estrogen giảm tạm thời. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Điều này khá bình thường và không cần quá lo lắng.

Bên cạnh đó, đối với những cô gái mới bắt đầu có kinh hoặc phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh thì kinh nguyệt thường không đều. Đôi khi, việc hành kinh sớm có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn với hiện tượng ra máu bất thường giữa kỳ kinh.

2. Sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

Một số biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, cấy que tránh thai… có thể khiến nồng độ hormone của bạn giảm xuống. Từ đó gây rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu bất thường giữa kỳ kinh, thường xảy ra sau kỳ kinh gần nhất của bạn khoảng 2 tuần. Đôi khi, việc chảy máu bất thường còn do bạn sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố không đúng hướng dẫn. Do đó, bạn cần lưu ý hơn nếu áp dụng biện pháp tránh thai này.

Tình trạng chảy máu đột ngột do tránh thai bằng nội tiết tố thường chấm dứt sau 1, 2 tháng và kinh nguyệt thường đều đặn trở lại sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra ở những thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này và có hướng xử lý phù hợp.

3. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Bệnh diễn ra khi nội mạc tử cung phát triển ở những bộ phận khác của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ trải qua các cơn đau nghiêm trọng và chảy máu âm đạo. Do đó, đôi khi hiện tượng chảy máu bất thường giữa kỳ kinh cũng không loại trừ nguy cơ là do bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra,

Nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường như đau bụng (vùng chậu) trước và trong khi hành kinh, đau sau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt ra nhiều kéo dài… và nghi ngờ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì nên đi khám để được điều trị kịp thời.

4. Một số nguyên nhân khác

Có khá nhiều nguyên nhân gây chảy máu bất thường giữa kỳ kinh. Do đó, bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên thì bạn cần lưu ý thêm một số nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Các bệnh liên quan đến tử cung như polyp phát triển trong tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư tử cung (hiếm gặp)…
  • Mang thai ngoài tử cung hoặc chảy máu báo sảy thai.
  • Chấn thương khiến âm đạo bị tổn thương có thể gây chảy máu đột ngột, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Điều này thường xảy ra đối với phụ nữ đến tuổi mãn kinh bị khô âm đạo.
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) gây chảy máu âm đạo, điển hình là bệnh Chlamydia gây chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Bạn nên làm thế nào khi bị chảy máu giữa kỳ kinh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu bất thường giữa kỳ kinh mà sẽ có hướng xử lý phù hợp. Nếu vấn đề này liên quan đến hormone, bạn có thể tự điều dưỡng cơ thể tại nhà qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc thay đổi biện pháp tránh thai khác.

Ngược lại, nếu tình trạng chảy máu bất thường giữa kỳ kinh không chấm dứt và chảy máu nhiều, cách tốt nhất là bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Điều bạn cần làm khi phát hiện âm đạo ra máu bất thường là nên theo dõi tần suất và mức độ chảy máu. Nếu không thể ghi nhớ thì bạn nên viết lại những thông tin này và lưu ý cả những triệu chứng khác như chảy máu khi quan hệ tình dục, dễ bị bầm tím, chóng mặt, sốt, tiết dịch âm đạo khác lạ, đau bụng hoặc vùng chậu…

Đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần báo ngay cho bác sĩ khi đi khám. Dựa trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là sàng lọc ung thư cổ tử cung. Việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh phụ khoa có thể giúp bạn tăng tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn nên đừng chần chừ trong việc đi khám nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328