Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng tới tuổi thiếu niên. Chế độ ăn & chăm sóc trẻ vô cùng quan trọng. Sự thay đổi chế độ ăn của trẻ qua các giai đoạn đòi hỏi các mẹ phải có kiến thức, kinh nghiệm mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
1. Giai đoạn 0 – 1 tuổi
Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, các mẹ không cần phải tuân thủ các quy định về khối lượng thức ăn, thời gian ăn đối với bé. Các mẹ nên biết cách phân biệt ý muốn của bé qua tiếng khóc. Khi bé khóc, đầu tiên kiểm tra tã xem bé có cần thay tã không, nếu không hãy kiểm tra bé có đói không bằng cách chạm nhẹ ngón tay vào 2 bên mép bé, nếu bé quay đầu về hai bên theo ngón tay, đó là dấu hiệu bé đang đói.
Chế độ ăn của bé từ 0 – 1 tuổi thay đổi qua các giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau:
Ở giai đoạn này không có nguyên tắc về thời gian, cứ thấy bé đói là cho bú, không hạn chế số lần bú. Chú ý trong ngày có ít nhất 1 bữa phải đảm bảo bé được bú no theo nhu cầu.
Số bữa ăn trong ngày là 6 – 8 bữa. Từ tháng thứ 5 không nên cho trẻ bú lúc nửa đêm để tập cho trẻ thói quen không ăn đêm. Trẻ có thể ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức. Nếu tới tháng thứ 6 bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm chỉ nên cho ăn ít & không lấn át các bữa sữa chính.
Số lượng bữa ăn là 6 bữa / ngày. Trong đó gồm 4 – 5 bữa sữa & 1 – 2 bữa ăn dặm. Trong thời gian trước lúc bé ngủ, sau khi ăn no không nên cho bé ăn thêm đồ ăn khác.
Số bữa ăn của bé giảm còn 5 bữa / ngày. Trong đó gồm 3 bữa sữa, 2 bữa ăn. Trong giai đoạn này, bữa ăn của bé tốt nhất là vào bữa ăn chính của gia đình. Lượng sữa bé uống thêm 600 ml/ ngày trở lên.
2. Giai đoạn 1 – 3 tuổi
Bé đã bắt đầu có răng sữa, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời phải đa dạng hóa thức ăn vào cơ thể. Các mẹ bắt đầu rèn trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi…
Lưu ý: không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho bé đi ăn rong làm ảnh hưởng đến tâm lý, dạ dày của bé.
3. Giai đoạn 3 – 6 tuổi
Thức ăn cho trẻ nên phong phú về thành phần. Tuy nhiên, ngũ cốc đóng vai trò chính. Thường xuyên cho bé ăn cá, thịt, gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi, trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày. Bé cần được ăn đủ 3 bữa/ ngày, cộng thêm 1 – 2 bữa ăn nhẹ, cho phép bé lựa chọn món ăn trong giới hạn cho phép.
4. Giai đoạn tuổi nhi đồng – thiếu niên
Độ tuổi này hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý. Trẻ ăn đều đặn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 – 6 giờ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ: ăn sáng chiếm 25 – 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 – 40%, ăn tối chiếm 30 – 40%. Không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính trong bữa tối. Thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, rau, trái cây, sữa tươi.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: