back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

        I. Hội chứng tăng động giảm chú ý là gì?

  • Tăng động giảm chú ý là 1 hội chứng rối loạn tinh thần thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ em. Biểu hiện đặc trưng là hiếu động thái quá, có nhu cầu chạy nhảy liên tục, không có khả năng tập trung, khó kiểm soát hành vi.
  • Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, giao tiếp giữa trẻ và những người xung quanh.
  • Tuổi mắc bệnh phổ biến: 8 – 11 tuổi.
  • Tỷ lệ mắc bệnh: 5% (toàn cầu);  3,01% (Hà Nội).

       II. Nguyên nhân

  • Di truyền: Do 1 loại gen làm cho mô não điều khiển sự chú ý mỏng hơn so với những trẻ bình thường.
  • Môi trường: nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa việc người mẹ trong quá trình mang thai đã hút thuốc lá và sử dụng nghiện rượu. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nếu thường xuyên tiếp xúc với chì cũng có thể có nguy cơ cao bị mắc chứng ADHD.

       III. Vai trò của chế độ dinh dưỡng để điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Tình trạng suy dinh dưỡng có thể  là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn. Quá trình điều trị căn bệnh này đòi hỏi các bà mẹ phải chú ý tới khẩu phần ăn uống của trẻ nhằm ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh thông qua các loại thực phẩm được tiêu thụ.

       1. Các loại thực phẩm nên sử dụng

  • Thực phẩm giàu protein: là nhóm thực phẩm có vai trò quan trọng nhất với hoạt động của não bộ bao gồm: trứng, thịt, pho mai, các loại đậu,…
  • Cabonhydrate phức hợp có tác dụng:

  • Làm chậm quá trình tiêu hóa giúp bao tử có cảm giác no lâu hơn.
  • Hạn chế tình trạng ăn vặt giúp trẻ bớt tiêu thụ các thức ăn chế biến sẵn làm tăng triệu chứng ADHD.
  • Giúp trẻ ngủ ngon hơn.

  • Thực phẩm giàu acid béo Omega-3, bao gồm: cá ngừ, cá hồi, dầu oliu,…

       2. Các loại thực phẩm nên tránh

  • Hạn chế sử dụng Cacbonhydrate đơn vì chúng cung cấp nhiều calo, không cho con ăn nhiều kẹo siro, bột mì trắng, gạo trắng, khoai tây đã bỏ vỏ, đường,…
  • Không sử dụng thức ăn, đồ uống có chất phụ gia: phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo mùi vị,… khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá.
  • Loại bỏ đường hóa học và bột ngọt (mì chính) ra khỏi thực đơn của trẻ đang điều trị ADHD.
  • Lưu ý: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có được sự tư vấn chuẩn xác nhất về khẩu phần ăn uống phù hợp với điều kiện thể chất và khả năng hấp thu của con mình.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328