back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi khám phụ khoa. 

Trong bài viết này, Sức khỏe tổng hợp các thông tin giải đáp tất cả các thắc mắc này cho bạn.

Vì sao chị em phụ nữ cần khám phụ khoa, nên đi khám khi nào?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa và nên đi khám khi nào.

1. Vì sao chị em phụ nữ cần khám phụ khoa?

Việc khám phụ khoa định kỳ có thể giúp kiểm tra và phát hiện kịp thời những vấn đề phụ khoa, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Từ đó có thể kịp thời điều trị, hạn chế các biến chứng, ngăn ngừa nguy cơ vô sinh, hiếm muộn hoặc các tai biến sản khoa có thể xảy ra trong tương lai.

2. Khi nào thì cần đi khám phụ khoa?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, các chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa vào các thời điểm sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần là cần thiết để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề phụ khoa chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… 
  • Trước khi kết hôn: Việc khám phụ khoa – khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp phát hiện các vấn đề viêm nhiễm cũng như bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản, sức khỏe thai kỳ… trong tương lai.
  • Khi có kế hoạch mang thai và sinh con: Thông qua việc khám phụ khoa, các bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe sinh dục, các bất thường (nếu có) ở bộ phận sinh dục, đề ra phương pháp điều trị hiệu quả để tránh lây nhiễm cho thai nhi trong suốt thai kỳ, đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng.
  • Đi khám khi có những biểu hiện bất thường như:
  • Âm đạo tiết dịch bất thường và có mùi hôi, tanh
  • Vùng kín bị ngứa ngáy, bị đỏ, đau, có vết loét, có nốt sần
  • Đau khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng dưới
  • Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh, sau khi quan hệ…

Ngoài ra, nếu chị em có bất kỳ mối quan tâm hay câu hỏi nào về sức khỏe sinh sản hoặc bộ phận sinh dục nữ, hãy đi khám phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

Khám phụ khoa là khám những gì?

Nhiều chị em thường thắc mắc khám phụ khoa là khám những gì? Khám phụ khoa sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra tổng trạng: cân nặng, chiều cao, huyết áp
  • Khai thác bệnh sử, các vấn đề sức khỏe, vấn đề phụ khoa đang gặp phải (nếu có)
  • Khám cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới. Theo giải phẫu học cơ quan sinh dục nữ được chia thành hai phần chính:
    • Cơ quan sinh dục trên gồm có buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung
    • Cơ quan sinh dục dưới gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung
  • Khám vú
  • Chỉ định làm thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, soi tươi dịch âm đạo, phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap), siêu âm phụ khoa… nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán được chính xác hơn.
  • Tư vấn về việc chủng ngừa một số loại vaccine khuyến nghị.
  • Đi khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì? 8 điều cần chú ý 

    Với thắc mắc chị em đi khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì?, Sức khỏe đã tổng hợp các thông tin liên quan và gửi đến các chị em câu trả lời như sau:

    1. Chọn cơ sở y tế  và tuân thủ quy định chung

    Để việc thăm khám phụ khoa đạt kết quả tốt, hãy ưu tiên chọn cơ sở y tế đáp ứng các điều kiện sau:

    • Cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám) có uy tín, được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động
    • Đội ngũ y bác sĩ sản phụ khoa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
    • Hệ thống phòng ốc khang trang, sạch sẽ
    • Trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn.

    Bên cạnh đó, trước khi đến cơ sở y tế tiến hành khám phụ khoa, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định của cơ sở y tế. Điều này có thể bao gồm việc đặt hẹn trước, đến đúng lịch hẹn và thực hiện các yêu cầu khác của cơ sở y tế về việc lấy số thứ tự khám, đăng ký khám, chọn bác sĩ…

    Bạn có thể tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè hoặc tra cứu thông tin trực tuyến để tìm được cơ sở y tế, bác sĩ khám phù hợp với nhu cầu của cá nhân. 

    2. Chuẩn bị hồ sơ y tế và các thắc mắc cần được giải đáp

    Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi khám phụ khoa, hãy chuẩn bị hồ sơ y tế của bản thân bằng việc ghi chép đầy đủ các triệu chứng, lịch sử y tế, các loại thuốc, thảo dược đang sử dụng và bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn muốn thảo luận với bác sĩ.

    3. Khám phụ khoa cần chuẩn bị gì? Tiền và các tư trang cần thiết 

    Trước khi đi khám phụ khoa, các chị em nên tìm hiểu qua về chi phí khám, chi phí làm các xét nghiệm liên quan để có thể chuẩn bị tài chính tốt nhất. Khi đi khám, ngoài tiền mặt, thẻ ATM, các chị em phụ nữ nên mang theo thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ cá nhân (Căn cước công dân/bằng lái xe có dán ảnh)… để dùng khi cần.

    4. Không đi khám phụ khoa khi đang có kinh

    Theo các chuyên gia sản phụ khoa, đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt có thể khiến bác sĩ khó quan sát cơ quan sinh dục ảnh hưởng đến việc đưa ra chẩn đoán.

    5. Kiêng quan hệ tình dục 1-2 ngày trước khi khám

    Ngoài các bước chuẩn bị kể trên thì chị em phụ nữ cần chú ý, trước thời điểm đi khám phụ khoa, cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 1 – 2 ngày.

    Lý giải cho việc này, các chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, việc kiêng quan hệ trước khi khám phụ khoa có thể giúp hạn chế những tạp chất, tế bào lạ, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bên ngoài vào trong âm đạo. Trường hợp quan hệ trước khi khám có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm và trong quá trình quan sát khi thăm khám gặp khó khăn.

    6. Khám phụ khoa cần chuẩn bị gì? Chuẩn bị trang phục phù hợp

    Bạn nên lựa chọn những loại trang phục phù hợp, rộng rãi, dễ thay khi cần. Tiện nhất là bạn nên mặc áo cài nút, váy để quá trình thăm khám dễ dàng và đỡ tốn thời gian thay trang phục.

    7. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi thăm khám

    Chị em cần vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ trước khi đi thăm khám phụ khoa với nước ấm. Lưu ý là không nên thụt rửa âm đạo, không sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, không tẩy lông vùng kín trước khi khám vì có thể làm tổn thương vùng kín.

    8. Không nên ăn sáng trước khi thăm khám phụ khoa

    Theo kinh nghiệm của nhiều chị em, bạn nên đi khám phụ khoa vào buổi sáng và nên nhịn ăn sáng vì có thể cần lấy máu xét nghiệm. Tuy nhiên, lưu ý là bạn không nên nhịn uống nước, việc bổ sung nước đầy đủ có thể giúp quá trình siêu âm ổ bụng, việc lấy nước tiểu xét nghiệm được thuận lợi hơn.

    Sức khỏe hi vọng rằng qua những thông tin được tổng hợp trong bài, các chị em phụ nữ đã hiểu rõ lợi ích của việc đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì để buổi khám diễn ra suôn sẻ và có kết quả chính xác.

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328