Khi hầm thịt, chỉ cần cho một thìa “nước” này là có thể khử được mùi tanh, hầm thịt rất nhanh, rất ngon. Đó chính là giấm.
Tại sao nên thêm giấm vào thịt lợn hầm?
Giấm rất giàu axit axetic, axit amin, axit lactic và các axit hữu cơ khác, cũng như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2 và đường. Nó có thể loại bỏ hiệu quả mùi tanh của thịt lợn, bên cạnh đó, các axit hữu cơ này có thể làm mềm thịt, giúp quá trình hầm thịt lợn nhanh chóng, không dầu mỡ.
Ngoài ra, nên ghi nhớ thêm 4 điểm khi hầm thịt lợn.
1. Nên thui phần da
Khi mua thịt lợn về nên thui phần da đến khi xém vàng. Bạn có thể nhờ người bán hàng làm hộ hoặc tự làm ở nhà bằng cách làm nóng chảo sắt, rồi để phần da lợn trên chảo nóng cho đến khi da xém vàng.
Mùi hôi của thịt lợn một mặt là do tuyến mồ hôi trên da, đốt da lợn có thể phá hủy tuyến mồ hôi này, giúp khử mùi hiệu quả. Hơn nữa, da lợn cháy xém sẽ dễ hầm hơn.
2. Ngâm nước
Một nguyên nhân khác khiến thịt lợn có mùi tanh là do tiết trong thịt, sau khi mua về không nên nấu trực tiếp, trước tiên hãy cho vào nước sạch, thêm muối khuấy đều, ngâm 1 tiếng, tiết trong thịt có thể ra hết và mùi tanh được loại bỏ.
Khi ngâm, bạn có thể cắt thịt thành từng miếng nhỏ để thịt ngấm nhanh hơn và ít để lại tiết.
3. Chần qua thịt
Thịt lợn dù đã ngâm nhưng vẫn còn tiết, tốt nhất là nên chần qua. Cho thịt lợn vào nồi, thêm nước, hành, gừng và rượu nấu ăn, vặn lửa to đun sôi, sau khi sôi dùng thìa hớt bọt, vớt ra rửa sạch. Thời gian chần không nên quá lâu, 3-5 phút là đủ.
4. Chiên trước khi hầm
Thịt lợn có nhiều mỡ nên nếu hầm trực tiếp sẽ bị ngấy và mùi thơm không rõ rệt. Sau khi chần qua, nên cho vào nồi xào qua để loại bớt mỡ thừa, khử mùi tanh và tăng mùi thơm, không ngấy.