back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chơi sao cho có lợi và không bị nghiện game? •

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Chơi game online là hình thức giải trí phổ biến. Nếu được chơi có chừng mực, game online mang lại nhiều lợi ích cho trí tuệ. Ngược lại, nếu bị lạm dụng, game online có thể khiến bạn trở thành “nô lệ” của trò chơi trực tuyến với hàng loạt vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy chơi game thế nào để có lợi và không bị nghiện?

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) năm 2017 ghi nhận 43% người Mỹ trưởng thành tham gia khảo sát nói rằng họ thường chơi game. Ở thanh thiếu niên, tỉ lệ này cao hơn khi có 97% trẻ trai và 83% trẻ gái chơi game trên mọi thiết bị. Trong đó những tựa game được yêu thích nhất là giải đố (62%), chiến thuật (62%) và thám hiểm (49%). 

Chơi game online được ghi nhận có lợi ích trong việc tăng cường các kỹ năng về trí tuệ chẳng hạn như thị giác không gian, lập luận và trí nhớ. Thêm vào đó, chuyên viên nghiên cứu Nagygyorgy và cộng sự ghi nhận 16% game thủ chơi theo hướng chuyên nghiệp, tức là họ kiếm được tiền bằng việc tham gia các giải đấu hoặc biểu diễn cách chơi game trên nền tảng trực tuyến. 

Tuy nhiên, việc chơi game online quá mức (hay gọi là nghiện game online) sẽ gây nhiều hậu quả không mong muốn. Nagygyorgy và cộng sự ghi nhận 10% người chơi dành hơn 42 giờ mỗi tuần trong game. Theo một khảo sát ở trẻ em Singapore ghi nhận 9% trẻ chơi game ở quá mức. Việc đắm chìm quá mức vào thế giới ảo làm người chơi lãng quên đi thế giới thực. Họ có thể chơi nhiều giờ mỗi ngày, thậm chí bỏ bê vệ sinh cá nhân, tránh gặp gỡ những người xung quanh và dành toàn tâm toàn ý cho việc chơi game online. Thực trạng này làm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa “Rối loạn trong chơi game” như là một chứng nghiện hành vi vào bản mới nhất của Phân loại thống kế quốc tế về các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD-11).  

Vậy bạn nên làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích sức khỏe và tác hại khi chơi game online? 

3 lợi ích nổi bật khi chơi game online

1. Tăng cường kỹ năng nhận thức

Thực tế, người chơi game hành động được tăng cường khả năng tập trung chọn lọc. Cụ thể là tăng cường sự tập trung về không gian, thời gian, đồ vật cũng như trong việc chuyển đổi nhiệm vụ, làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc và trí nhớ thị giác ngắn hạn. 

Bên cạnh đó, chơi game cũng giúp phát triển kỹ năng về thị giác không gian cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề. Các game giải đố ở mức độ phức tạp như yêu cầu tìm đường nhanh nhất từ A đến B hoặc khám phá chuỗi phức hợp hành động. Thử thách này đòi hỏi người chơi cần có các kỹ năng về ghi nhớ và phân tích tốt để vượt qua.

2. Những lợi ích về cảm xúc

Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa chơi loại game yêu thích và việc cải thiện tâm trạng và tăng cường những cảm xúc tích cực. Chẳng hạn như các thể loại game đơn giản, dễ chơi như xếp hình, giải đố làm người chơi thư giãn và ngăn chặn lo âu, căng thẳng.

3. Chơi game online giúp tăng cường động lực

Có thể nói những người sáng tạo game là các bậc phù thủy trong việc đặt người chơi vào thế giới ảo, đưa cho họ một mục tiêu ý nghĩa, đặt ra các trở ngại liên tiếp và tổ chức khoảnh khắc khải hoàn sau khi người chơi chinh phục thử thách. Khi đối mặt với thất bại, người chơi càng có động lực cao hơn để quay lại chiến thắng nhiệm vụ đặt ra và họ đạt được tinh thần lạc quan về việc đạt được mục tiêu. 

Biểu hiện và tác hại của nghiện game online

Dù có nhiều lợi ích kể trên nhưng khi chơi game quá mức, bạn dễ mắc chứng nghiện game online. Khi đó, bạn cũng dễ hứng chịu những tác hại sau: 

– Với người nghiện game, chơi game online là hoạt động chính mỗi ngày. Họ thường dành hơn 8-10 giờ mỗi ngày để chơi game. Khi không thể chơi game, họ sẽ suy nghĩ, tưởng tượng hoặc mơ mộng về trò chơi thay vì làm các hoạt động khác.

– Bên cạnh đó, khi không được chơi game, cảm giác căng thẳng bên trong leo thang làm người chơi bứt rứt, không yên, lo lắng hoặc buồn bã. Để giảm những cảm giác khó chịu này, người chơi sẽ ngày càng gia tăng thời gian trong game. Đồng thời họ cũng không thành công khi cố gắng kiểm soát giới hạn việc chơi game.

– Việc dành nhiều thời gian cho việc chơi game làm người chơi mất dần thích thú với các hoạt động giải trí khác và lơ đãng đi các nhiệm vụ bắt buộc hàng ngày, điều này dẫn đến sự giảm sút trong việc học tập, làm việc, chăm sóc bản thân. 

– Ngoài ra, sự ưu tiên tuyệt đối dành cho game làm các mối quan hệ của họ gặp rắc rối, dễ đổ vỡ và người chơi càng cảm thấy cô đơn hơn. Để tránh những mâu thuẫn, sự căng thẳng trong cuộc sống, họ lại sử dụng trò chơi điện tử như một cách để thoát khỏi hoặc giảm nhẹ cảm xúc tiêu cực như cảm thấy vô dụng, lo lắng hoặc không được quan tâm.

– Đi kèm với các vấn đề về tâm lý, triệu chứng thể chất của người nghiện chơi game online cũng được ghi nhận. Những dấu hiệu này không chỉ xuất hiện do việc phớt lờ những nhu cầu cơ bản của bản thân như ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân mà còn gồm những vấn đề sức khỏe khác như tăng cân hoặc sụt cân, khô mắt hoặc mỏi mắt, đau đầu, đau lưng, hội chứng ống cổ tay, mệt mỏi toàn thân và kiệt sức.

Cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi chơi game online

1. Giới hạn thời gian chơi game online

Vài nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian chơi game có tác động đến nguy cơ bị nghiện game. Vì vậy giới hạn thời gian chơi game là bước đầu tiên trong việc cân bằng giữa lợi ích và tác hại của chơi game vô độ.

Đối với những người nghiện game, bạn không nên dừng chơi đột ngột. Bạn cần cho mình thời gian thích ứng. Thay vì dừng chơi game đột ngột, bạn hãy giảm dần thời lượng trong ngày dành cho nó. Bạn có thể tự đặt quy định về thời gian để chơi game và nghiêm túc thực hiện. Thời gian cứ giảm dần cho đến khi bạn cảm thấy có thể kiểm soát được việc chơi game của bản thân.

2. Tự kiểm soát việc chơi game

Để giữ cân bằng cho bản thân, mỗi người chơi cần biết cách tự kiểm soát hành vi chơi game của mình. Bạn có thể có các khoảng nghỉ khi chơi game quá lâu hoặc không tiếp tục chơi nếu cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, người chơi game nên tham gia các hoạt động thể thao hoặc hình thức giải trí khác chẳng hạn như thể thao. Là một dạng trò chơi về tranh đấu mang tính tính phân cao thấp, thể thao sẽ đem lại cho người chiến thắng cảm giác phấn khởi. Đồng thời, là một trò chơi hoạt động, thể thao giúp tăng cường sức bền, sự dẻo dai và khỏe mạnh cho cơ thể. 

3. Sự hỗ trợ từ gia đình

Bố mẹ và những người thân có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự nghiện game của con em mình. Thay vì tranh cãi, trách mắng con cái khi chúng chơi game thì hãy thử cùng con trải nghiệm trong thế giới ảo để tạm thời trở thành “đồng minh” của con. Từ đó, bố mẹ có thể tăng cường sự gần gũi với con trẻ và chúng sẽ dễ dàng chấp nhận các quy định bố mẹ đặt ra về việc chơi game. 

Đồng thời, các bậc phụ huynh có thể đề nghị con em mình chơi game cùng bạn bè thực của chúng trong một khoản thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp phát triển các mối quan hệ xã hội của trẻ. Từ đó giúp các kỹ năng giao tiếp và hợp tác học được từ game có thể chuyển đổi vào hoàn cảnh thực tế.  

Giống như các hoạt động có ích khác, chơi game online cũng có vị trí trong một cuộc sống lành mạnh và toàn diện. Nếu chơi các game phù hợp trong một khoảng thời gian thích hợp sẽ mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, khi trò chơi bắt đầu được ưu tiên hơn những mối quan tâm khác trong cuộc sống thì bạn đang dần bước trên con đường lệ thuộc vào game và từ đó những hậu quả xấu sẽ xảy đến. Đôi khi giữa lợi ích và nguy cơ chỉ cách nhau một lằn ranh. Quyết định có bước qua giới hạn mong manh đó hay không nằm chính ở sự lựa chọn của bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328