back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

CHỨNG “ NHỨC MỎI CHÂN Ở TRẺ EM”

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng “ nhức mỏi chân ở trẻ em” nhưng chủ yếu là do hệ xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh nhất là xương cẳng chân. Thông thường ở độ tuổi từ 8-13 hoặc sớm hơn nếu trẻ đang phát triển chiều cao. Điều này có thể dẫn tới đau nhức mỏi do xương phát triển quá nhanh trong khi các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi,kẽm… không được cung cấp kịp thời nên trẻ thường xuyên đau nhức ở cánh tay, cẳng chân. Khi ngủ bứt rứt không yên. Trường hợp này trẻ di chuyển hay bị vấp ngã, đau xương tay, chân và đau hơn khi vận động mạnh kể cả khi nghỉ ngơi cũng đau. Khi đó phải tránh những tổn thương do va đập hay viêm nhiễm cho trẻ nếu không có thể dẫn đến bong gân hoặc gãy xương…

      Ngoài ra, do xương phát triển quá nhanh sẽ làm hệ cơ phát triển không “ theo kịp” nên bị kéo căng ra gây đau bắp, bụng chân, đau hay còn gọi là đau cơ. Trẻ thường nhức mỏi vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất. Nếu nhức mỏi chân kèm theo các triệu chứng khác như sụp mi mắt, đau vùng thắt lưng kéo dài, đau vùng xương chậu, xương cụt, đau khi ngồi lâu, cứng và tê xuống hai chân… cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được theo dõi, điều trị.

       II. Các mẹ làm gì khi trẻ bị nhức mỏi chân tay

      Khi trẻ bị mỏi tay, chân, các mẹ giúp bé xoa bóp chân tay cho máu lưu thông nhiều hơn, trẻ sẽ dễ ngủ. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, các mẹ cần cho bé đi khám và nhanh chóng bổ sung canxi, sắt… cho bé thông qua các món ăn hàng ngày cũng như một số loại thực phẩm chức năng được kiểm chứng chất lượng.

      Đồng thời, trẻ cần được luyện tập thể dục, thể thao để có được sự phát triển toàn diện và giúp cho hệ cơ, hệ xương phát triển “kịp” nhau. Tuy nhiên, không nên tập quá sức chúng sẽ làm trẻ cảm thấy đau mỏi hơn.

       III. Những cách bổ sung canxi cho trẻ hay mỏi chân tay

  • Bữa sáng: Cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn luôn có sữa kèm theo. Nếu trẻ không “chịu” món sữa này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ nuốt có tàu hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu canxi.
  • Đăng ký cho con vào danh sách uống sữa ở trường lớp.
  • Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam mà trẻ thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều.
  • Trời mưa lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn nhạt hay mặn có tăng cường canxi.
  • Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, ca cao…
  • Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa.
  • Cho trẻ ăn pho mai và sữa chua vào những bữa phụ.
  • Giải khát: Cho uống nước cam, quýt.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, bông cải xanh giàu canxi hoặc các rau khác.

Quan trọng hơn cả là giải thích cho con bạn hiểu rằng nếu muốn cao, khỏe, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, pho mai, kem làm từ sữa.

Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu nên uống ¼ lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống 1 ly. Nếu sợ các bé béo vì sữa, có thể dùng sữa “gầy”; trẻ đang tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, các bé lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.

Chỉ khi nào thực sự cần thiết, các bà mẹ mới nên cho con mình dùng thuốc bổ dung canxi nhưng phải theo sự hướng dẫn cụ thể và tư vấn của bác sĩ. Thời gian bổ sung canxi cũng rất quan trọng, bởi vào ban ngày nếu bổ sung canxi cho trẻ thì các chất axit folic và axit tannic có nhiều trong thức ăn dạng thực vật sẽ kết hợp với ion canxi hình thành muối canxi không thể hòa tan, bài tiết trực tiếp ra ngoài mà cơ thể không hấp thụ được. Còn trong thức ăn dạng động vật lại chứa nhiều chất béo, kết hợp với ion canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài.

Đồng thời cũng không được bổ sung canxi lúc đói vì lúc đó đường miệng vẫn cần acid, dạ dày mới có thể phân giải thành các ion canxi để cơ thể hấp thụ, trong khi acid chỉ tiết khi thức ăn nhai trong khoang miệng. Vì vậy, việc bổ sung can vì vào thời điểm này là vô tác dụng.

Ngoài việc bổ sung canxi cho trẻ, các mẹ nhất là có trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi cần ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, ăn thêm bữa hoặc uống 200ml sữa trước khi ngủ.

Như vậy, không chỉ nắm được các dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu canxi ở trẻ mà các mẹ nên có những phương pháp đúng đắn để bổ sung canxi cho trẻ để tránh được tình trạng thiếu canxi có thể xảy ra với trẻ nhà mình.

Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328