Chuyển giới (Transgender) là thuật ngữ chỉ việc một người muốn sống với một giới tính khác không giống với giới tính sinh học hiển thị trên cơ thể.
Bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin chung về người chuyển giới. Đồng thời những thắc mắc xoay quanh phẫu thuật chuyển giới cũng sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Chuyển giới là gì?
Chuyển giới (Transgender) là thuật ngữ dùng để chỉ những người có bản giới khác với giới tinh sinh học của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai chọn thể hiện giới khác với giới tính sinh học thì điều đó chứng tỏ rằng họ là người muốn chuyển giới hay thuộc cộng đồng LGBT.
Để dễ hiểu và có thể phân định rõ hơn về các thuật ngữ như giới tính sinh học, bản dạng giới, xu hướng tính dục, thể hiện giới là gì thì bạn có thể hiểu như sau:
- Giới tính sinh học (Biological Sex): Được xác định bởi nhiễm sắc thể XX hoặc XY. Cụ thể là giới tính sinh học là nam, nữ.
- Bản dạng giới (Gender Identity): Cách mà một cá nhân xác định bản thân của họ là na, nữ hoặc cũng có thể là họ chưa xác định được.
- Thể hiện giới (Gender Expression): Đây là hình thuwscc mà một cá nhân dùng để thể hiện bản dạng giới của mình, cụ thể như quần áo, kiểu tóc, thái độ ứng xử,..
- Xu hướng tính dục (Sexual Orientation): Giới tính mà một người bị thu hút. Ví dụ một người nam dị tính sẽ bị thú hút bởi một bạn nữ dị tính. Nếu gọi theo ngôn ngữ địa phương, đời thường thì dị tính chính là trai thẳng hoặc gái thẳng.
Vậy, người chuyển giới có đặc điểm gì?
Người chuyển giới (Transgender) hay còn gọi là người hoán tính, là người mà bản dạng giới hoặc thể hiện giới không tương ứng với chỉ định giới lúc sinh của họ.
Những người chuyển giới có thể là:
- Có bản dạng giới khác với giới tính sinh học.
- Một người nữ hoàn chỉnh mang bộ phận sinh dục nữ nhưng lại tự cho bản thân là nam; hoặc một người nam hoàn chỉnh nhưng lại tự cho bản thân là nữ.
Đánh giá sức khỏe tâm thần của người chuyển giới
Chuyển giới hay đồng tính không liên quan đến bất kỳ triệu chứng hay rối loạn tâm thần nào. Tuy nhiên, nếu bạn là đã (hoặc chưa) chuyển giới, bạn có thể phải đối mặt với chứng phiền muộn giới tính (gender dysphoria) và phân biệt đối xử về giới tính (discrimination). Điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
- Phiền muộn giới tính (Gender dysphoria): Chứng phiền muộn giới là một thuật ngữ mô tả cảm giác khó chịu mà một người có thể có do sự không phù hợp giữa giới tính sinh học và bản dạng giới của họ.
- Phân biệt đối xử giới tính (Discrimination): Phân biệt đối xử giới tính là sự đối xử không công bằng hoặc mang tính định kiến với một giới tính nhất định. Ví dụ một cá nhân chuyển giới từ nam sang nữ có thể sẽ bị phân biệt và đối xử như một người nam; thậm chí thỉnh thoảng xã hội còn mang thái độ chỉ trích và xem thường họ.
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ – APA, người chuyển giới rất có thể bị nhấn chìm trong những đợt trầm cảm, lo lắng kéo dài vì bị phân biệt đối xử.
Người chuyển giới có nhất thiết phẫu thuật không?
Câu trả lời là KHÔNG. Vì phẫu thuật hay không là lựa chọn của mỗi cá nhân. Trên thực tế, có rất nhiều người họ vẫn chọn sống với giới tính sinh học ví dụ là Nam và xu hướng tính dục của họ bị thu hút là đối tượng Nam; và thể hiện giới của bản thân họ là một người Nữ.
Tuy nhiên, người chuyển giới có thể chọn phẫu thuật với các hình thức như:
- Thuốc chặn tuổi dậy thì để ngăn người chuyển giới không bước qua giai đoạn dậy thì.
- Liệu pháp hormone để tăng các đặc điểm nam tính hoặc nữ tính. Chẳng hạn như giọng nói, đặc điểm cơ thể (đường cong, cơ bắp, lông, râu,…)
- Liệu pháp giọng nói để điều chỉnh giọng nói hoặc âm điệu của người chuyển giới phù hợp với bản dạng giới của họ.
- Thay đổi kỹ năng giao tiếp: chẳng hạn như giới thiệu bản thân bằng các đại từ mà người chuyển giới mong muốn.
Phẫu thuật xác định lại giới tính
Mặc dù người chuyển giới không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật để chuyển đổi giới tính, tuy nhiên đây cũng là một phương pháp phù hợp cho những ai có điều kiện tài chính, điều kiện sức khỏe thể chất, tinh thần để được sống đúng với bản dạng giới thật của mình.
Các lựa chọn phẫu thuật chuyển giới phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật bộ phận sinh dục để biến đổi và tái tạo lại cơ quan sinh dục.
- Phẫu thuật tái tạo khuôn mặt để làm cho các đặc điểm trên khuôn mặt trở nên nam tính hoặc nữ tính hơn.
- Phẫu thuật ngực để loại bỏ mô vú giúp vẻ ngoài nam tính hơn; Hoặc tăng kích thước và tạo hình bầu ngực tăng vẻ ngoài nữ tính hơn.
Các nghiên cứu lâm sàng về người được chuyển giới đã chỉ ra rằng, những người sau khi chuyển giới thành công, họ đã trở nên thoải mái và vui vẻ hơn, hay nói chung là họ có một sức khỏe tâm thần ổn định hơn trước đó.
>> Quá trình chuyển giới diễn ra như thế nào?
Phẫu thuật chuyển giới có nguy hiểm không?
Lựa chọn để trải qua tất cả các cuộc phẫu thuật đều được xem là một quyết định lớn. Như bất cứ cuộc đại phẫu nào khác, phẫu thuật chuyển giới cũng bao gồm những rủi ro.
Những rủi ro khi phẫu thuật chuyển giới, nhất là khi phẫu thuật bộ phận sinh dục:
- Nguy cơ gây mê
- Chảy máu, tụ máu
- Chấn thương dây thần kinh
- Nhiễm trùng, vết mổ lành chậm
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
- Chấn thương đường tiết niệu, kết nối bất thường giữa niệu đạo và da
Những rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật bộ phận sinh dục nữ (chuyển giới nam sang nữ) bao gồm: hẹp âm đạo, âm đạo không đủ độ sâu.
Đối với trường hợp phẫu thuật bộ phận sinh dục nam (chuyển giới nữ sang nam), rủi ro có thể xảy ra bao gồm: cấy ghép mô thất bại, sẹo, nhiễm trùng, hẹp niệu đạo.
Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu ký vào các mẫu đơn đồng ý để đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các thủ tục bạn sẽ trải qua và bất kỳ rủi ro hoặc biến chứng tiềm ẩn nào.
Điều bạn nên biết trước khi thực hiện phẫu thuật
Trước khi có thể tiếp cận phẫu thuật khẳng định giới tính, bạn cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
- Tiền sử không phù hợp giới tính (từ 6 tháng trở lên).
- Có khả năng đưa ra quyết định đầy đủ thông tin.
- Đảm bảo rằng mọi tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần đều được quản lý tốt.
- Yêu cầu trên 16 tuổi đối với phẫu thuật ngực; trên 18 tuổi đối với phẫu thuật đáy. Ngoại lệ, một số bác sĩ phẫu thuật sẽ phẫu thuật cho những người trẻ tuổi hơn trong những tình huống rất cụ thể.
Ngoài ra, một số bệnh viện sẽ yêu cầu bạn cần có xác nhận từ chuyên gia sức khỏe tinh thần trước khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật chuyển giới
Trên thực tế, thời gian khôi phục thay đổi tùy theo quy trình, cách chăm sóc hậu phẫu và thể trạng của từng người. Trung bình thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật là:
- Phẫu thuật má và mũi. Trình trạng sưng kéo dài khoảng 2-4 tuần.
- Phẫu thuật cằm và hàm. Hầu hết các vết sưng sẽ mờ dần trong vòng 2 tuần. Nhưng bạn có thể mất đến 4 tháng để tình trạng sưng tấy biến mất hoàn toàn.
- Phẫu thuật ngực. Tình trạng sưng và đau nhức kéo dài từ 1-2 tuần. Bác sĩ có thể chỉ định bạn tránh hoạt động mạnh trong ít nhất 1 tháng.
- Phẫu thuật cơ quan sinh dục. Hầu hết mọi người cần ít nhất 6 tuần sau khi phẫu thuật để hồi phục. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tái khám hàng tuần với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình trong vài tháng đầu.
Kết luận
Điều quan trọng là phải hiểu rằng, đối với hầu hết mọi người, phẫu thuật chỉ là một phần của quá trình chuyển đổi. Sau khi phẫu thuật, bạn nên tiếp tục làm việc với nhà trị liệu hoặc chuyên gia tham vấn tâm lý nếu như trước đó bạn mắc chứng muộn phiền giới tính.
Những người chuyển giới hoàn toàn có thể xác định giới tính khác với giới tính sinh học mà họ được chỉ định sẵn khi sinh ra. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về những khái niệm về LGBTIQ+ nói chung và người chuyển giới nói riêng.
[embed-health-tool-ovulation]