Cúm B có nguy hiểm không khi các triệu chứng bệnh cũng tương tự như cảm lạnh thông thường và rất khó để tự phân biệt?
Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh, sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp xoay quanh bệnh cúm B như bệnh cúm B có nguy hiểm không, thời gian ủ bệnh trong bao lâu, khi nào thì khỏi bệnh?
1. Cúm B ủ bệnh trong bao lâu?
Virus cúm B lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn hô hấp có chứa virus trong không khí khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Virus cũng có thể tồn tại trên các bề mặt mà người bệnh cầm nắm, chạm vào sau đó lây nhiễm qua tiếp xúc với tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng của người lành.
Cúm B ủ bệnh trong bao lâu? Kể từ khi nhiễm virus, thời gian cúm B ủ bệnh là trong khoảng 1-4 ngày và không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém có thể ủ bệnh lâu hơn. Trong thời gian ủ bệnh, virus cúm B vẫn có thể lây truyền từ người sang người. Sau khoảng thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ có dấu hiệu cúm trong khoảng 3-5 ngày với những cơn sốt từ nhẹ đến cao kèm theo đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi…
2. Cúm B sốt trong bao lâu và bao lâu thì khỏi bệnh?
Cúm B sốt bao nhiêu ngày? Người bệnh cúm B có thể bị sốt nóng hoặc cảm thấy rét run, ớn lạnh, thân nhiệt tăng đến khoảng 39-41ºC trong những ngày đầu và kéo dài khoảng 5 ngày. Các triệu chứng khác như đau họng, ho, đau nhức cơ thể có thể xảy ra lâu hơn, trong nhiều ngày hoặc vài tuần.
Khi bị sốt, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn hoặc áp dụng các biện pháp giúp hạ sốt tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng sau đây, người bệnh cúm B cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để can thiệp điều trị kịp thời, tránh diễn tiến các biến chứng nguy hiểm:
- Sốt cao trên 39ºC kéo dài kèm theo khó thở hoặc thở gấp
- Đau tức ngực, chóng mặt
- Tiêu chảy kéo dài
- Nôn ói nhiều
- Sốt kèm phát ban ở trẻ em
Bị cúm B bao lâu thì khỏi? Thông thường, sau thời gian ủ bệnh và khởi phát, các triệu chứng cúm B sẽ thuyên giảm sau 5-7 ngày ở những người khỏe mạnh. Đối với các đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng thời gian khỏi bệnh có thể lâu hơn. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, theo dõi và điều trị.
3. Cúm B có nguy hiểm không?
Phần lớn trường hợp mắc cúm B ở những người khỏe mạnh bình thường là ở mức độ nhẹ với các triệu chứng cảm cúm phổ biến và có thể tự thuyên giảm, hồi phục nên không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, cúm B có thể tiến triển nặng gây tổn thương phổi, dẫn đến suy hô hấp, thở nhanh, khó thở hoặc phát triển các biến chứng khác như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng… Những người có sẵn bệnh nền mạn tính (như bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, bệnh tim mạch, đái tháo đường…) khi mắc cúm B có thể khiến bệnh lý đang có nặng thêm.
Cúm B có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Những đối tượng có thể gặp biến chứng nguy hiểm khi nhiễm cúm B bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
- Trẻ em mắc bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng hoặc béo phì nặng, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
- Người cao tuổi (> 65 tuổi)
- Người đang có các bệnh lý nền mạn tính
- Người có hệ miễn dịch suy yếu (như đang điều trị bằng thuốc ung thư, người bệnh HIV/AIDS…).
Do đó, cúm B có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của người nhiễm bệnh. Tốt nhất, bạn không nên chủ quan khi nghi ngờ mình hoặc người thân mắc phải bệnh cúm B.
4. Bạn cần làm gì khi nghi ngờ mắc cúm B?
Nếu có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus cúm B, bạn nên đến cơ sơ y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, từ đó có cách thức điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng các phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng đang có mà không cần uống thuốc. Nếu trường hợp cúm B nặng và có biến chứng, người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị.
- Vệ sinh đường hô hấp hàng ngày bằng cách súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin để nâng cao sức đề kháng
- Uống nhiều nước
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và giữ không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Ngoài ra, khi nghi ngờ bản thân bị cúm B, bạn cũng nên chủ động giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc với người khác, không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang khi ra ngoài, nói chuyện với mọi người để tránh trở thành nguồn lây truyền virus. Đồng thời, bạn đừng quên rửa tay thường xuyên nhất là sau khi ho, hắt hơi.
5. Làm sao để phòng ngừa cúm B?
Cúm B có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Do đó, để phòng tránh nhiễm virus gây bệnh cúm B cũng như cúm mùa nói chung, bạn cần chú ý:
- Giữ thói quen vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là trước khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như cốc uống nước, thìa, đũa, bàn chải đánh răng, …
- Tránh tụ tập đông người hoặc đến những nơi đông người
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng
- Giữ khoảng cách với những người có triệu chứng giống với cảm cúm.
Để bảo vệ cơ thể trước virus cúm, bạn có thể tiêm vaccine phòng ngừa cúm mùa hàng năm với hiệu quả có thể lên đến 97%. Người đã tiêm phòng nếu có nhiễm virus cúm cũng sẽ biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm so với người không tiêm vaccine. Bạn có thể tham khảo ngay loại vaccine ngừa cúm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn tại đây!
Bạn có thể quan tâm:
Hi vọng bạn đã hiểu thêm về căn bệnh cúm B qua lời giải đáp cho những câu hỏi ở trên. Việc cúm B có nguy hiểm không sẽ còn tùy thuộc vào nhận thức của bạn về căn bệnh này, hãy nhớ đừng chủ quan để không phải xảy ra vấn đề đáng tiếc nào.