Da bị vàng có thể là biểu hiện của tình trạng cơ thể thiếu vitamin, do lối sống không điều độ, hoặc thậm chí là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu da bị vàng là thiếu chất gì qua bài viết của DIEPHM dưới đây!
Da bị vàng là thiếu chất gì?
Da bị vàng ở mức độ nhẹ hoặc vừa có thể do cơ thể thiếu các dưỡng chất và do ảnh hưởng của lối sống sinh hoạt không điều độ.
1. Thiếu máu (thiếu sắt)
Với câu hỏi “da vàng là thiếu chất gì”, theo chuyên gia, cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt, khiến các tế bào hồng cầu không đủ oxy để lưu thông đến toàn bộ cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ oxy, cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, da cũng dần trở nên vàng nhợt đi.
Những người thiếu máu cấp tính cần bổ sung thêm sắt và vitamin B12 trong chế độ ăn uống. Cơ thể cần nhận đủ các dưỡng chất qua thức ăn để có cơ thể và làn da khỏe mạnh. Thiếu máu mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, có thể gây bệnh thận hoặc các bệnh tự miễn dịch.
>>> Tham khảo thêm: Thiếu máu do thiếu vitamin
2. Thiếu các vitamin
Da vàng là thiếu vitamin gì? Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, hoặc liên quan đến việc giảm cân đều thể hiện rất rõ trên làn da của bạn. Da sẽ trở nên sạm hoặc nhợt nhạt nếu bạn không ăn đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Một số loại vitamin, như vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động như một lá chắn chống lại các yếu tố môi trường ô nhiễm tác động tới da.
Da bị vàng là thiếu chất gì?
- Vitamin E: Có các loại hạt và dầu thực vật
- Vitamin K: Trong quả mọng và rau lá xanh đậm
- Vitamin B12: Có trong thịt và ngũ cốc tăng cường
- Vitamin A: Có trong trái cây và rau màu cam như cà rốt và bí đỏ
- Vitamin C: Được tìm thấy trong thực phẩm thực vật, như trái cây họ cam quýt và bông cải xanh
Để tránh thiếu hụt vitamin, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm – ưu tiên thực vật, rau củ và trái cây.
3. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa caroten
Carotene có thể là nguyên nhân gây vàng da. Carotenemia là một tình trạng xảy ra khi một người ăn quá nhiều thực phẩm giàu carotene, chẳng hạn như cà rốt, đu đủ, xoài, mơ, dưa đỏ, măng tây, củ cải đường và cải xoăn.
4. Do lối sống không lành mạnh
- Đồ uống có chứa caffeine, như cà phê, và các loại bia rượu có thể làm mất nước trên da, là thủ phạm làm khô và sạm da theo thời gian.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc cũng khiến da không nhận đủ oxy và làm da bị khô. Ngoài việc da sạm và vàng nhợt đi, da của bạn có thể bị xỉn màu và xuất hiện nếp nhăn nheo theo thời gian.
- Căng thẳng: Da bị vàng có thể là biểu hiện bị ảnh hưởng đầu tiên của căng thẳng, trước khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Căng thẳng mãn tính có thể khiến làn da đen sạm do hormone cortisol gây ra.
- Thiếu ngủ: Nếu bạn không ngủ đủ giấc liên tục, làn da sẽ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để giữ nước và độ ẩm cho da. Theo thời gian, tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến da vàng vọt và sần sùi.
5. Không chăm sóc da đúng cách
Da không được chăm sóc, không tẩy trang làm sạch da, hay không dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng có thể là một trong những yếu tố khiến cho sức khỏe làn da bị giảm đi, da bị vàng và khô.
Da vàng là biểu hiện của bệnh gì?
Sau khi đã rõ da bị vàng là thiếu chất gì thì bạn cũng cần quan tâm liệu tình trạng của mình có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào không.
1. Viêm gan
Viêm gan gây ra tổn thương cho gan, khiến gan không thể loại bỏ bilirubin ra khỏi máu và bài tiết bilirubin bị ảnh hưởng, dẫn đến tích tụ trong máu sẽ làm vàng da.
- Viêm gan có thể do vi rút hoặc không.
- Viêm gan A là một bệnh lây truyền qua đường thực phẩm, gây ngộ độc thực phẩm và thường có thể tự khỏi.
- Viêm gan B và viêm gan C là những vi rút lây truyền qua máu và dịch cơ thể. Nếu không điều trị, những tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương gan lâu dài.
2. Tắc ống dẫn mật
Bilirubin được gan tổng hợp và được đổ vào túi mật, từ túi mật, bilirubin được tiết vào ruột non tham gia quá trình tiêu hóa. Khi đường mật bị tắc, bilirubin sẽ tích tụ lại, rồi tràn vào máu gây vàng da.
Sỏi mật khiến ống mật bị tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến gây nên tắc ống mật. Sỏi mật được hình thành khi mật chứa quá nhiều cholesterol hoặc bilirubin, làm tắc ống mật và dẫn đến tăng bilirubin trong máu.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc nếu uống liều lượng hơn quy định, có thể làm tổn thương đến gan dẫn đến vàng da. Các loại thuốc phổ biến có thể gây vàng da như:
- Acetaminophen (paracetamol)
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen
- Amiodarone
- Isoniazid
- Amoxicillin-clavulanate
4. Di truyền
Một số trẻ sơ sinh bị vàng da sau khi sinh do trẻ sơ sinh có tốc độ phá vỡ hồng cầu nhanh hơn, dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Gan của trẻ sơ sinh còn chưa đủ lớn để xử lý hết lượng bilirubin bổ sung đó. Tuy nhiên, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau một tuần và không cần điều trị.
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh do không nhận đủ sữa mẹ nên không nhận đủ chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến tăng hấp thu bilirubin trong ruột và dẫn đến tích tụ làm vàng da.
>>> Tìm hiểu: Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh: Bạn đã hiểu đầy đủ và chi tiết?
Cách ngăn ngừa vàng da
Vậy làm sao để da hết vàng? Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng vàng da hiệu quả, bạn cần điều chỉnh:
- Quản lý căng thẳng: Thực hành thiền, tập yoga cân bằng tâm trạng và cuộc sống.
- Đi khám bác sĩ: Đối với vàng da bất thường và nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
- Chế độ sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không tiêu thụ nhiều lượng rượu bia quá mức, rèn luyện thể dục thể thao.
- Quy trình chăm sóc da đúng cách: Luôn làm sạch da, cung cấp độ ẩm bằng serum, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV.
- Ăn uống lành mạnh: Da vàng thường do thiếu máu hoặc thiếu vitamin. Bạn cần cải thiện chế độ ăn uống của mình với rau xanh, thịt và ngũ cốc, sữa, cá béo và trái cây nhiều màu sắc. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin qua thực phẩm chức năng.
Không hẳn chỉ da bị vàng là thiếu chất gì mà nó còn có thể là biểu hiện tình trạng của bệnh lý khác. Hy vọng bạn đọc nhận biết một số nguyên nhân để từ đó có các ngăn ngừa vàng da cho mình.
[embed-health-tool-bmi]