back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đau bụng dưới bên phải là bị gì? 7 nguyên nhân thường gặp

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Triệu chứng đau bụng dưới bên phải có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Việc xác định đúng nguyên nhân gây đau nhanh chóng sẽ giúp bạn sớm có biện pháp can thiệp hiệu quả, phù hợp.

Trong giải phẫu học, khu vực bụng dưới, bên phải còn được gọi là vùng hố chậu phải với các cơ quan gồm ruột thừa, ruột non, manh tràng và buồng trứng phải (ở phụ nữ). Như vậy, nguyên nhân khiến bạn thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới bên phải ở nữ hoặc ở nam sẽ liên quan đến các vấn đề ở những cơ quan này.

Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì ở cả nam và nữ?

Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới bên phải hay thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới bên phải? Nhìn chung, hiện tượng đau nhói hoặc đau tức bụng dưới bên phải thường là dấu hiệu cảnh báo cho 7 vấn đề sau:

1. Viêm ruột thừa gây đau bụng dưới bên phải

  • Ruột thừa là một phần trong ống tiêu hóa nằm ở cuối manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa là một nguyên nhân phổ biến gây đau đặc biệt ở vùng bụng dưới bên phải.
  • Cơn đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa cơ quan này bị vỡ và gây ra các biến chứng khác.
  • Nếu gặp phải triệu chứng đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa, bạn không nên tự ý dùng thuốc trị táo bón hoặc thuốc nhuận tràng. Những loại thuốc này có thể khiến ruột thừa bị vỡ. Do đó, cách tốt nhất là bạn hãy chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi chướng bụng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới bên phải. Tình trạng này thường xảy ra do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khi đến phần ruột già. Thực phẩm càng khó tiêu, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều khí hơn. Khi lượng khí tích tụ sẽ gây chướng, đau tức bụng dưới và đầy hơi.

Trường hợp đau tức bụng dưới bên phải do đầy hơi thường là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.

3. Thoát vị gây đau bụng dưới bên phải

Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, thường xảy ra xung quanh vùng bụng. Các túi phình này bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ. Tình trạng thoát vị nếu xảy ra ở bên phải bụng sẽ thường gây đau bụng dưới bên phải, xung quanh túi phình, có thể đau hơn khi ho hoặc nâng một vật nặng.

4. Nhiễm trùng thận gây đau bụng dưới

Đau bụng dưới bên phải là do đâu hay bị đau nhói bụng dưới bên phải là vì sao thì có thể do tình trạng nhiễm trùng thận. Một số người đau ở lưng, hai bên hông hoặc háng.

  • Nhiễm trùng thận là tình trạng xảy ra do vi khuẩn thường đến từ bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo, có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc hai quả thận.
  • Tình trạng nhiễm trùng thận nếu không được điều trị có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, vì vậy bạn nên đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng.

5. Sỏi thận gây đau bụng dưới bên phải

Sỏi thận là sự tích tụ thành khối cứng của các khoáng chất và muối bên trong thận. Bạn có thể không có triệu chứng đau cho đến khi sỏi thận bắt đầu di chuyển xung quanh hoặc đi vào ống niệu quản (nối thận và bàng quang).

Khi bị sỏi thận, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở lưng, bên hông, bên dưới xương sườn, khắp bụng dưới và vùng háng. Cường độ và vị trí của cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu.

6. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. IBS có thể gây đau ở vùng bụng dưới cùng với các triệu chứng khác bao gồm:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Co thắt dạ dày
  • Đầy hơi, chướng bụng…

7. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là một nhóm các rối loạn tiêu hóa gây ra những thay đổi trong mô ruột và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

  • Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm ruột là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
  • Cả hai tình trạng này là mạn tính, đều gây viêm trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến triệu chứng đau tức bụng dưới bên phải hay nhói bụng dưới bên phải.
  • Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu đau vùng bụng dưới bất thường.

Đau bụng dưới bên phải ở nam là bệnh gì?

Nam giới bị đau đau bụng dưới bên phải là bệnh gì? Vùng bụng ở nam giới và nữ giới không giống nhau về mặt giải phẫu, do đó nguyên nhân gây đau bụng cũng sẽ có sự khác biệt. Các nguyên nhân gây đau bên phải bụng ở nam giới bao gồm:

1. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Ở hầu hết nam giới, lỗ bẹn đã đóng kín nhưng cũng có một số người thì chưa nên sẽ gặp phải tình trạng này.

Bạn sẽ có cảm giác đau nhói bụng dưới bên phải và khó chịu vùng bụng dưới hơn khi ho, nâng vật nặng, tập thể dục…

2. Xoắn tinh hoàn gây đau bụng dưới bên phải

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến:

  • Đau đột ngột, dữ dội vùng bìu và lan ra bụng dưới
  • Sưng ở bìu.
  • Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.

Xoắn tinh hoàn thường phải phẫu thuật khẩn cấp.

Nguyên nhân thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới bên phải ở nữ

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới thường nghiêm trọng hơn và cần chăm sóc y tế. Cơn đau bụng không chỉ xảy ra ở phía dưới bên phải mà còn có thể phát triển ở bên trái.

1. Bị đau âm ỉ vùng bụng dưới bên phải do kinh nguyệt

Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế, triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả hai bên của khu vực bụng dưới.

2. Đau bụng dưới bên phải nữ do lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh thường là triệu chứng phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt, nhưng đôi khi triệu chứng đau nhói bụng dưới này cũng có thể được gây ra bởi vấn đề tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng gây đau đớn kéo dài đối với nhiều phụ nữ và có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Nếu bạn nghi ngờ lạc nội mạc tử cung là lý do khiến bạn đau bụng dưới bên phải, bạn hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm  thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

3. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng nằm ở bên trên hoặc bên trong buồng trứng.

  • Hầu hết các u nang không gây đau đớn hoặc khó chịu và có thể tự biến mất.
  • Một số trường hợp u nang buồng trứng lớn, đặc biệt là nếu u bị vỡ, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng do vỡ u nang buồng trứng bao gồm đau âm ỉ hoặc thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới bên phải (hay bên trái, tùy vị trí của u nang), đầy hơi, chướng bụng.

4. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra khi trứng được thụ tinh nằm bên ngoài tử cung, chẳng hạn như tại một trong các ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể gây đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ (hay bên trái, tùy vị trí bám của trứng đã thụ tinh) và các triệu chứng khác.

5. Viêm vùng chậu

Nếu thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới bên phải ở nữ, bạn có thể nghĩ đến viêm vùng chậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục có thể gây đau nhói bụng dưới ở nữ. Các triệu chứng thường nhẹ và không xảy ra thường xuyên.

6. Xoắn buồng trứng gây đau bụng dưới bên phải ở nữ

Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi buồng trứng hay ống dẫn trứng bị xoắn, làm nghẽn hay cắt đứt nguồn cung cấp máu của cơ quan này. Tình trạng có thể gây ra cơn đau bụng dưới nghiêm trọng. Thông thường cách xử lý là phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng.

Điều trị đau bụng dưới bên phải sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau.

  • Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị các nguyên nhân không nghiêm trọng như đầy hơi, chướng bụng…
  • Nếu đau dữ dội, người bệnh sẽ cần dùng đến thuốc giảm đau đường tiêm tĩnh mạch.
  • Trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc kháng sinh.
  • Đối với các vấn đề cần được cấp cứu như viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung hay u nang buồng trứng…, việc tiến hành phẫu thuật ngay lập tức là điều cần thiết.
  • Khi phát hiện triệu chứng đau bụng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bạn cần tránh tự ý mua thuốc dùng sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới bên phải ở nữ và nam giới. Đây là tình trạng với mức độ nặng nhẹ khó lường, do đó bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328