back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dấu hiệu nhận biết một đám đông nguy hiểm và cách phòng tránh cho trẻ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bạn không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị mắc kẹt trong một đám đông hoảng loạn. Liệu trẻ có bị chèn ép, xô đẩy dẫn đến té ngã và xảy ra thương vong hay không? Cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa những mất mát đáng buồn này là trang bị cho trẻ cách nhận biết những dấu hiệu của một đám đông nguy hiểm, từ đó tránh càng xa càng tốt.

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Sức khỏe để biết được những dấu hiệu nhận biết một đám đông nguy hiểm.

Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo một đám đông nguy hiểm

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bạn không thể biết được rằng con bạn có tham gia một hoạt động hay lễ hội nào đó trong tương lai và có thể gặp rủi ro hay không. Thay vì khi sự việc xảy ra và trẻ loay hoay tìm cách thoát khỏi đám đông khi bắt đầu cảm thấy choáng ngợp và áp lực, cha mẹ nên trang bị cho trẻ cách nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sắp hình thành một đám đông nguy hiểm ngay từ hôm nay. 

Nhiều người cho rằng rất khó để biết được khi nào đám đông trở nên nguy hiểm, cho đến khi bản thân họ thật sự đang mắc kẹt trong một đoàn người hỗn loạn, giẫm đạp, chèn ép, xô đẩy lẫn nhau. Thực tế, vẫn có một số dấu hiệu nhỏ có thể giúp nhận diện một đám đông sắp trở nên nguy hiểm. Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ một số dấu hiệu cảnh báo đám đông nguy hiểm sau:

  • Bầu không khí chung của sự kiện đang nóng dần lên và ngột ngạt hơn.
  • Tốc độ di chuyển của những người xung quanh chậm lại (chứng tỏ mật độ người trên một diện tích bề mặt nhất định đang tăng lên).
  • Cảm thấy chật chội hơn, có nhiều người xung quanh hơn trước đó.
  • Lắng nghe âm thanh đám đông: Hãy dạy trẻ rằng, nếu con nghe thấy mọi người xung quanh phàn nàn, khó chịu, hay nghe được những tiếng kêu khóc thảm thiết, đó có thể là tín hiệu cho thấy mọi thứ đang vượt quá tầm kiểm soát.
  • Chú ý đến hành vi và sự năng động của đám đông trong suốt sự kiện. 
  • Cảm nhận của giác quan thứ 6 đôi khi cũng giúp ích: Những người tham gia lễ hội Halloween ở Seoul nhưng không bị tai nạn cho biết, họ có cảm giác tình hình đang trở nên không an toàn nên đã bỏ đi, không tham gia vào đám đông hỗn loạn đó.

Bạn có thể xem thêm:

8 kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn cần dạy cho trẻ càng sớm càng tốt

Trẻ nên làm gì để tránh bị mắc kẹt trong một đám đông nguy hiểm?

1. Hiểu rõ mật độ đám đông an toàn là điều quan trọng

Mật độ thực sự là biến số quan trọng để phát hiện một đám đông nguy hiểm, được biểu thị bằng số người trên 1m².

  • Mật độ 1 người/m²: Đây là mật độ an toàn cao.
  • Mật độ 2 người/m²: Đây là mật độ giống như tại trận đấu tennis. Mật độ an toàn cao.
  • Mật độ 3 người/m²: Đây là mật độ điển hình tại quán bar hoặc quán rượu vào buổi tối. Mật độ an toàn, tuy khá đông, nhưng không chật chội và mọi người vẫn có khoảng không xung quanh. 
  • Mật độ 4 người/m²: Đây là mật độ tương tự như khoảng cách mà mọi người ở Mỹ hoặc Anh xếp hàng. Mật độ an toàn trung bình; mọi người đứng sát nhau nhưng vẫn ở trong không gian cá nhân.
  • Mật độ 5 người/m²: Đây là mật độ mà mọi người đã đứng chạm nhau. Điều này vẫn có thể an toàn trong tình huống đám đông bình tĩnh, nhưng có thể bắt đầu trở thành vấn đề nếu có chen lấn, xô đẩy.
  • Mật độ 6 người/m²: Đây là mật độ đám đông nguy hiểm cao. Mọi người đứng chạm sát vào nhau, khó đứng vững hơn và dễ dàng bị xô ngã. Lúc này, những người trong đám đông chèn ép có nguy cơ mất kiểm soát khả năng chuyển động.

Có thể thấy, dưới 5 người/m² là mật độ an toàn, mặc dù trong một số trường hợp có thể không thoải mái, nhưng nhìn chung mọi chuyện vẫn có thể kiểm soát. 

Từ 6 người/m² trở lên, tình hình bắt đầu trở nên nguy hiểm. Nếu đạt đến mức 8 người/m² (theo các chuyên gia, mật độ đám đông trong sự kiện ở Itaewon là 8-10 người/m²), nguy cơ bị thương (hoặc tệ hơn) tăng cao đối với tất cả mọi người.

Mẹo:

Hãy dạy trẻ rằng: “Nếu con cảm thấy những người xung quanh đang chạm vào cả hai vai hoặc vào một số vị trí trên cơ thể cùng một lúc, thì mật độ có thể là khoảng từ 6 người trở lên. Lúc này, nếu vẫn còn thời gian và có thể di chuyển, hãy rời đi ngay lập tức. Đó là một tín hiệu báo động đám đông đang dần trở nên nguy hiểm.

2. Để ý lối thoát hiểm và rời đi trước khi quá muộn

Cách tốt nhất để sống sót khi bị mắc kẹt trong đám đông nguy hiểm là đánh giá toàn diện môi trường xung quanh trước khi có bất kỳ nguy hiểm nào xảy ra. Do đó, khi trẻ tham gia một sự kiện, cha mẹ hãy dạy con quan sát và ghi nhớ tất cả những lối thoát hiểm.

  • Nếu trẻ tham gia sự kiện được tổ chức trong nhà, dặn con lưu ý tất cả lối thoát, bao gồm cổng chính và cả các lối ra vào phía sau. Ngoài việc xác định các cửa thoát hiểm, trẻ cũng cần lưu ý các lối ra khác, như cửa sổ không có chấn song có thể thoát ra được.
  • Nếu trẻ tham gia sự kiện ngoài trời, hãy yêu cầu con xem và phân tích bản đồ của địa điểm trước khi tham dự để biết được các lối thoát hiểm có thể sử dụng, cũng như biết rõ những con phố hẹp, những vị trí dễ bị “tắc nghẽn”, ngõ cụt… xung quanh. 

Đừng chỉ lưu tâm những lối ra gần nhất. Trong vụ cháy hộp đêm Station ở West Warwick, RI, bang Rhode Island, Mỹ vào ngày 20-2-2003, hộp đêm có nhiều lối ra, nhưng mọi người tràn về phía lối ra chính, dẫn đến một đám đông hỗn loạn, xô đẩy, chèn ép lẫn nhau khiến mọi người bị mắc kẹt. 

Dặn trẻ chú ý đến cả địa điểm được bố trí cho lực lượng sơ cứu và an ninh (nếu có), phòng trường hợp trẻ cần giúp đỡ.

Ngoài ra, đừng quên nhắn nhủ trẻ hãy rời khỏi sự kiện khi cảm thấy số người tham dự quá đông – trước khi một đám đông có tính chất nguy hiểm được hình thành. Khi trẻ bắt đầu cảm thấy không thoải mái do có quá nhiều người xung quanh, hãy tìm cách rời đi ngay lập tức. Trẻ không nên để suy nghĩ “Tuy mình cảm thấy hơi khó chịu vì quá đông người, nhưng buổi hòa nhạc rất hay, nên mình sẽ tiếp tục đi về phía trước theo dòng người để tham dự và tận hưởng sự kiện này” dẫn dắt. 

Ngay khi trẻ cảm thấy mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn và trẻ cảm thấy khó chịu vì điều đó, nghĩa là một mối nguy hiểm đang thật sự bắt đầu. Việc di chuyển ra khỏi đám đông lúc này là cần thiết để giữ an toàn cho bản thân. 

Bạn có thể xem thêm:

Sự cố đám đông giẫm đạp, chèn ép: Vì sao trẻ có nguy cơ tử vong cao?

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những dấu hiệu nhận biết một đám đông nguy hiểm để dạy cho trẻ, cũng như hiểu được cách phòng tránh tình trạng trẻ bị mắc kẹt trong đám đông nguy hiểm.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328