back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dấu hiệu và cách chữa

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) là loại hay xuất hiện ở độ tuổi trẻ, thanh thiếu niên và có thể phát hiện khi đã trưởng thành. Để tìm hiểu rõ hơn về đái tháo đường type 1, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) là gì?

Tiểu đường tuýp 1 là gì? Bệnh đái tháo đường (hay trước đây gọi là tiểu đường) là một dạng rối loạn chuyển hóa khiến cho nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường và gây ra nhiều triệu chứng. Bệnh được chia thành hai loại là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong đó, tiểu đường type 1 (hay đái tháo đường tuýp 1) còn được xem là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Đây là bệnh lý mạn tính xảy ra do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không tiết ra insulin – hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, não, mắt, thận, thần kinh, mạch  của bạn.

Triệu chứng

Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1

Những triệu chứng tiểu đường tuýp 1 có thể diễn biến rất nhanh, bao gồm:

  • Mờ mắt
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát nước và đói thường xuyên
  • Bị nhiễm trùng thường xuyên
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu
  • Vết thương lâu lành
  • Cảm giác tê ở tay hoặc chân
  • Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Người bệnh tiểu đường típ 1 rất dễ rơi vào nhiễm toan ceton, nếu không kiểm soát tốt đường huyết

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Bệnh lý này xảy ra do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Đối với hầu hết người bệnh tiểu đường, nguyên nhân của tình trạng thiếu insulin thường là do hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Lý do của hiện tượng này hiện vẫn chưa rõ.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)?

Nhìn chung, bệnh đái tháo đường tuýp 1 ít gặp hơn nhiều so với tuýp 2. Nam giới thường bị tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn phụ nữ, đặc biệt là những người có vấn đề ở tuyến tụy hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 4–7 tuổi và 10–14 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Hiện tại vẫn chưa xác định được các nguy cơ rõ ràng của bệnh tiểu đường tuýp 1. Những yếu cố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là:

  • Tuổi tác: mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó thường xuất hiện sớm, ở độ tuổi thanh thiếu niên
  • Một số yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:
  • Tiếp xúc với một số virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella và cytomegalovirus có thể gây hủy hoại hệ thống miễn dịch của các tế bào tiểu đảo, hoặc virus lây nhiễm trực tiếp sang các tế bào này
  • Tiền sử gia đình: bất cứ người nào có anh chị em hoặc cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường típ 1 đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không có
  • Di truyền: một số loại gen có thể làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn.
  • Sử dụng sữa bò sớm ở lúc trẻ
  • Mắc một số bệnh tự miễn khác: tiểu đường típ 1 là tình trạng do tự miễn, do đó những bệnh nhân có bệnh lý tự miễn như Basedow, xơ cứng bì,… cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Nồng độ vitamin D thấp, uống nước có chứa nhiều nitrat
  • Cho em bé tập ăn ngũ cốc và gluten sớm (trước 4 tháng) hoặc trễ (sau 7 tháng)
  • Có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai
  • Bệnh vàng da bẩm sinh.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)?

Bác sĩ có thể chẩn đoán tiểu đường thông qua các xét nghiệm máu sau:

Khi nghi ngờ mắc tiểu đường típ 1, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra thêm C-peptid, kháng thể Anti-GAD, anti ICA,..

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ định kì để:

  • Kiểm tra đường huyết, chỉ số HbA1c
  • Tầm soát các biến chứng mạn tính ( thường 5 năm sau chẩn đoán tiểu đường típ 1): điện tim, chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra mắt, khám bàn chân,…
  • Tư vấn chế độ ăn, chế độ luyện tập, liệu pháp tâm lý cho người bệnh

Cách chữa tiểu đường tuýp 1

Ở thể bệnh này, bệnh có thể diễn biến xấu đi rất nhanh nên bạn có thể cần được chữa trị tại bệnh viện. Thông thường, bạn phải kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên cho đến khi kiểm soát hoàn toàn.

Những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 thông thường bao gồm:

  1. Insulin

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1. Do đó, việc tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể tự tiêm insulin ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, thường 2-4 lần mỗi ngày.

  1. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt bao gồm:

  • Ăn 3 bữa ăn chính, không bỏ bữa, ăn đúng giờ, hạn chế ăn vặt
  • Hạn chế tinh bột và đường
  • Tránh chất béo động vật (trong da, mỡ, nội tạng), chất béo chuyển hóa (trong thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ qua chiên xào nhiều lần)
  • Bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật, các loại hạt
  • Chọn đạm nạc từ cá, thịt gia cầm bỏ da và đạm thực vật từ các loại đậu
  • Tăng cường rau xanh
  • Trái cây có chỉ số đường huyết Gl thấp (chỉ nên ăn 1 lượng nhất định khoảng 1 nắm tay của người bệnh mỗi ngày)
  1. Tập thể dục

Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Bạn có thể tham gia bất kì bài tập yêu thích nào, nhưng phải lưu ý đến đường huyết trong khi tập.

Bạn có thể xem chi tiết về cách theo dõi và kiểm soát đường huyết trong khi tập thể dục.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều dưới đây:

  • Ăn uống lành mạnh, giảm đường và chất béo xấu.
  • Tập thể dục và ngủ đầy đủ.
  • Đo đường huyết thường xuyên tại nhà. Hãy gọi cho bác sĩ nếu lượng đường huyết lên quá cao.
  • Hãy gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc đi tiểu quá nhiều.
  • Đến bệnh viện ngay lập tức nếu người bệnh bị co giật,lơ mơ, không thể đứng dậy hoặc bất tỉnh.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin.

[embed-health-tool-bmi]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328