Đau họng tức ngực xảy ra cùng thời điểm có thể là dấu hiệu của các bệnh như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi và ung thư phổi.
Cùng Bệnh lý tìm hiểu kỹ hơn các nguyên nhân gây đau họng tức ngực và cách điều trị chúng trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây đau họng tức ngực
Đau họng tức ngực có khả năng đến từ các vấn đề bệnh lý sau:
Hen suyễn gây đau họng tức ngực khó thở
Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính ở đường hô hấp, gây ra tình trạng co thắt phế quản. Các triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
- Đau họng, tức ngực
- Khó thở
- Thở khò khè
- Khó ngủ
Theo Đại học Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI), trên thế giới có khoảng 26 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh hen suyễn.
Đối với căn bệnh này, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Thuốc chủ vận beta ngắn, chẳng hạn như albuterol và levalbuterol
- Ipratropium
- Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV)
Bên cạnh đó, để kiểm soát tình trạng hen suyễn trong thời gian dài, bác sĩ có thể đề nghị thêm các loại thuốc sau:
- Corticosteroid dạng hít, như flnomasone, mometasone và budesonide
- Thuốc ức chế leukotriene, như zileuton và montelukast
- Thuốc chủ vận beta dài, gồm có formoterol và salmeterol
- Thuốc hít kết hợp chất chủ vận beta dài và corticosteroid
Tức ngực đau họng do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây đau họng tức ngực
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản (bộ phận có dạng hình ống, nối cổ họng với dạ dày). Trào ngược axit khiến niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra các triệu chứng như:
- Đau tức ngực
- Ợ nóng
- Ho mãn tính
- Khó nuốt
- Viêm thanh quản
- Khàn tiếng
- Viêm họng
- Làm gián đoạn giấc ngủ
Để điều trị GERD, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC) như:
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng các loại thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton theo toa. Nếu sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có khả năng phải thực hiện phẫu thuật để điều trị.
Đau họng đau ngực do viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng làm viêm túi khí trong phổi, thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Ngoài đau họng tức ngực khi hít sâu, viêm phổi còn bao gồm các triệu chứng sau:
- Ho nhiều, có thể kèm theo chất nhầy
- Thở gấp và nông
- Khó thở
- Sốt
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Đau nhức cơ bắp
Tùy vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của nó, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau:
- Dùng thuốc kháng sinh (trong trường hợp viêm phổi do vi khuẩn)
- Dùng thuốc kháng virus (trong trường hợp viêm phổi do virus)
- Dùng các loại thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như aspirin, acetaminophen và ibuprofen
- Điều chỉnh độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm hoặc vòi sen
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Liệu pháp oxy
Đau họng tức ngực do ung thư phổi
Các triệu chứng của ung thư phổi thường chỉ xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh. Chúng bao gồm
- Đau họng, tức ngực
- Ho nhiều và kéo dài
- Ho ra máu
- Khó thở
- Khàn tiếng
- Đau đầu
- Ăn không ngon
- Sút cân
Phương pháp điều trị ung thư phổi sẽ được lựa chọn dựa trên loại ung thư phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể được tư vấn điều trị bằng các phương pháp như:
- Hóa trị
- Xạ trị
- Phẫu thuật
- Liệu pháp nhắm mục tiêu
- Liệu pháp miễn dịch
- Thử nghiệm lâm sàng
- Chăm sóc giảm nhẹ
Các phương pháp chẩn đoán tình trạng đau họng tức ngực
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra thể chất và hỏi về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải ngoài đau họng tức ngực. Dựa theo các đánh giá ban đầu này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm cụ thể khác nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Các xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán đau họng tức ngực gồm có:
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện các rối loạn trong cơ thể, bao gồm cả nhiễm trùng.
- Xét nghiệm hình ảnh: Xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X – quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI). Các xét nghiệm này sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết từ bên trong cơ thể, nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường.
- Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm này có thể giúp xác định nguyên nhân gây bệnh (do vi khuẩn hay virus) bằng cách lấy mẫu chất nhầy khi ho ra ở ngực của người bệnh.
- Xét nghiệm chức năng phổi: Các xét nghiệm này thường nhằm mục đích đo dung tích phổi và kiểm tra quá trình trao đổi khí.
Thường xuyên bị đau họng tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm: Đau họng đau tai do đâu? Làm thế nào để chữa trị?
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
[embed-health-tool-heart-rate]